Cập nhật lúc 12:28 ngày 11/12/2024
Thiên Phú - Công Ty TNHH Thiên Phú
72A Khu 2, P. Phước Hải,Lê Hồng Phong, Tp. Nha Trang, Khánh Hòa
Gỗ Phú Tài - Công Ty CP Phú Tài
Ngày cập nhật gần nhất: 3/4/2023
278 Nguyễn Thị Định, P. Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định
[email protected], [email protected]
- Nhà máy tại Bình Định: Cụm CN Cát Nhơn, X. Cát Nhơn, H. Phù Cát, Bình Định - Nhà máy tại Đăk Nông: Thôn 13, X. Đăk Wer, H. Đăk Rlấp, Đăk Nông - Nhà máy tại Đồng Nai: Lô Số IX, KCN Nhơn Trạch - Nhơn Phú, X. Phú Hội, H, Nhơn Trạch, Đồng Nai - Nhà máy tại Khánh Hòa: Thôn Ninh Lâm, X. Vạn Khánh, H. Vạn Ninh, Khánh Hòa - Nhà máy tại Hưng Yên: Đường A2, KCN Phối Nối A, X. Lạc Hồng, H. Văn Lâm, Hưng Yên - Chi nhánh: Thôn Bình An, X. Phước Thành, H. Tuy Phước, Bình Định.
Bố Thắng Phú Nguyên chuyên cung cấp các loại: bố thắng xe tải, bố cuộn, bố embrayage,..Chúng tôi cam kết sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh thị trường. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay khi bạn cần. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến sản phẩm của chúng tôi.
PANDA BBQ – Quán Nướng Đà Lạt tự hào là nhà tài trợ Vàng đồng hành cùng giải "Đà Lạt Fresh Night Marathon"
"Đà Lạt Fresh Night Marathon" là giải chạy kết nối bạn bè, người thân trong gia đình và lan tỏa tình yêu thương đến cộng đồng. Giải chạy sẽ diễn ra trong 2 ngày 19 và 20/04/2024 tại quảng trường Lâm Viên, TP Đà Lạt, quy tụ hơn 5000 runner. PANDA BBQ – Quán Nướng Đà Lạt vinh dự là nhà tài trợ Vàng đồng hành xuyên suốt cùng giải chạy.
"Đà Lạt Fresh Night Marathon” với slogan "Chung Nhịp bước – Trao Nhịp sống" được Công ty Domingo tổ chức định kỳ hàng năm, với mục đích nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người Việt. Thông qua giải chạy, các Runner, các nhà Tài trợ sẽ chung sức cùng Domingo gây quỹ thiện nguyện giúp đỡ các mảnh đời kém may mắn.
Nhằm thể hiện nhiều hơn nữa tấm lòng và trách nhiệm xã hội trong hoạt động vì cộng đồng, PANDA BBQ – Quán Nướng Đà Lạt chính thức trở thành Nhà bảo trợ Vàng cho giải chạy "Đà Lạt Fresh Night Marathon”. Thông qua việc tài trợ, đồng hành cùng giải, PANDA BBQ – Quán Nướng Đà Lạt mời gọi cộng đồng tham gia giải chạy vì sức khỏe của chính mình cũng như đóng góp vào hoạt động xã hội chung.
Lê Tiến Vượng Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng
(CTTĐTBP) - Trong không khí hào hùng của những ngày tháng 8 và tháng 9 mùa thu lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang có nhiều hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9. Đối với cán bộ, công nhân viên, người lao động (CB, CNV, NLĐ) Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng, những ngày này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn, đó là chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập công ty (6/9/1978 - 6/9/2023).
Trên mảnh đất Phú Riềng lịch sử, ngày 6/9/1978, theo Quyết định số 318/QĐ-NN của Bộ Nông nghiệp, Công ty cao su Phú Riềng được thành lập để thực hiện Hiệp định “Hợp tác sản xuất và chế biến cao su thiên nhiên với quy mô 50.000 ha” giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Đây là công trình trọng điểm của Nhà nước, có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và quan hệ quốc tế. Công trình có quy mô lớn, yêu cầu nhiệm vụ lại khẩn trương, nên cùng một lúc công ty vừa phải hình thành bộ máy tổ chức vừa triển khai sản xuất, vừa bổ sung nguồn nhân lực. Địa bàn hoạt động rộng, bom mìn, chất độc hóa học do chiến tranh để lại nhiều, bệnh sốt rét ác tính hoành hành ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động và nhân dân trong vùng.
Từ ngày 1/7/2010, Công ty cao su Phú Riềng chính thức chuyển đổi sang mô hình Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng. Sau 45 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và tỉnh Bình Phước. Công ty luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao. Trong những năm qua, Cao su Phú Riềng luôn là đơn vị thuộc top đầu của tập đoàn về hoạt động sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo nâng cao thu nhập và đời sống cho người lao động.
Công ty hiện quản lý hơn 19.867 ha đất; trong đó hơn 19.079 ha cao su, có 10.990 ha cao su kinh doanh thuộc địa bàn 5 huyện, thị xã của tỉnh là: Phú Riềng, Bù Đăng, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Phước Long và huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Công ty hiện có 17 đơn vị trực thuộc gồm: 11 nông trường, 1 nông lâm trường, 2 nhà máy chế biến mủ cao su, Bệnh viện đa khoa 100 giường bệnh, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và chi nhánh cấp nước. Tại cơ quan công ty có 11 phòng nghiệp vụ và Ban Quản lý khu công nghiệp. Công ty có 2 công ty con và 6 công ty liên kết, với tổng hơn 5.000 CB, CNV, NLĐ.
Đảng bộ công ty hiện có 16 đảng bộ và 3 chi bộ cơ sở, 156 chi bộ trực thuộc với tổng 1.050 đảng viên. Đảng bộ công ty luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện.
Các tổ chức đoàn thể gồm: Công đoàn công ty có 18 công đoàn cơ sở, 5 công đoàn bộ phận, 212 tổ công đoàn, với tổng hơn 5.000 đoàn viên. Hội Cựu chiến binh công ty có 15 tổ chức cơ sở hội trực thuộc, tổng số 215 hội viên; Đoàn thanh niên công ty có 19 cơ sở đoàn và chi đoàn trực thuộc, tổng gần 2.000 đoàn viên.
16 NĂM LIỀN TRONG CÂU LẠC BỘ 2 TẤN
Với tiềm năng của mình, Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng đã và đang góp phần đáng kể trong việc phát triển lớn mạnh của ngành cao su Việt Nam và công cuộc xây dựng, phát triển ở địa phương.
Giai đoạn 2002-2022, sản lượng khai thác hằng năm của công ty đạt từ 24.000-28.000 tấn, vượt kế hoạch tập đoàn giao từ 7-10%. Năng suất vườn cây tăng nhanh theo từng năm, tăng gần 2,2 lần. Cao su Phú Riềng là một trong số rất ít công ty có 16 năm liền trong Câu lạc bộ 2 tấn của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và có 11/11 nông trường trong Câu lạc bộ 2 tấn của tập đoàn. Công tác trồng mới, tái canh và chăm sóc vườn cây luôn được quan tâm, thực hiện tốt; nhiều năm liền là đơn vị trong top đầu Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam.
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng tặng cờ thi đua cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh năm 2022
Công tác quản lý luôn được công ty chú trọng đổi mới, có chiều sâu; ứng dụng hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng và môi trường theo tiêu chuẩn ISO 9001 và 14001. Từ năm 2019 đến nay, 4 năm liền công ty được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp chứng nhận là doanh nghiệp thuộc top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam.
Cao su Phú Riềng là một trong số các công ty cao su đầu tiên trong Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Đặc biệt đến hết năm 2021, công ty đã hoàn thành việc cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho toàn bộ diện tích rừng cao su đủ điều kiện được cấp chứng chỉ mà công ty quản lý, với tổng 17.340,51 ha và chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm theo tiêu chuẩn PEFC-CoC cho 2 nhà máy chế biến mủ cao su.
LÁ CỜ ĐẦU CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân được chú trọng đầu tư tốt và tiếp tục hoàn thiện, với tổng vốn đầu tư hằng năm hơn 250 tỷ đồng/năm; hiện nay cơ bản đã hoàn thiện vừa phục vụ sản xuất vừa nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân và nhân dân trong vùng, góp phần xây dựng nông thôn mới nơi công ty đứng chân.
Đời sống người lao động trong công ty ngày càng được cải thiện, là đơn vị có mức thu nhập bình quân hằng năm trong top cao của tập đoàn. Thu nhập bình quân năm 2022 đạt 12 triệu đồng/người/tháng.
Công ty cũng rất tích cực cùng với địa phương lãnh đạo thực hiện tốt công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội đi đôi với xây dựng, củng cố lực lượng quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới; làm tốt tuyên truyền, vận động công nhân viên, người lao động hưởng ứng tích cực các cuộc vận động do tỉnh, ngành, địa phương phát động; tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cải thiện môi trường sống, đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương.
Công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động xã hội từ thiện, trao nhà tình nghĩa, tình thương, mái ấm công đoàn, tuyên dương học sinh, sinh viên xuất sắc, chăm lo thiếu niên, nhi đồng, cùng địa phương thực hiện công tác giảm nghèo..., với tổng chi phí cho các hoạt động hơn 10 tỷ đồng/năm.
Sản lượng cao su chế biến và tiêu thụ hằng năm của công ty đạt từ 33.000-36.000 tấn. Trong đó, cao su tự khai thác từ 24.000-28.000 tấn, cao su thu mua từ 8.000-12.000 tấn. Chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, là thương hiệu mạnh trong và ngoài nước. Doanh thu hằng năm đạt từ hơn 1.300-1.800 tỷ đồng; lợi nhuận đạt từ hơn 300-600 tỷ đồng; nộp ngân sách hằng năm từ hơn 130-200 tỷ đồng.
Từ những thành tích đạt được, Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhì, hạng Ba; 1 Huân chương Chiến công hạng Ba, 5 Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; 11 cờ thi đua của Chính phủ, 8 cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 21 cờ thi đua của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sông Bé và Bình Phước tặng tập thể các chi bộ và Đảng bộ công ty; 17 cờ thi đua xuất sắc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba; Đoàn thanh niên công ty được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Ba. Ngoài ra, tập thể và CB, CNV, NLĐ công ty còn được Chính phủ, bộ, ban, ngành, tỉnh Bình Phước và đoàn thể các cấp trao tặng nhiều bằng khen.
Truyền thống 45 năm không chỉ có ý nghĩa lịch sử, lòng tự hào với truyền thống Phú Riềng Đỏ anh hùng mà còn như lời nhắc nhở mỗi CB, CNV, NLĐ trong toàn công ty và các thế hệ trẻ hôm nay, phải khắc cốt ghi tâm về sự trân quý những giá trị truyền thống của công ty, có nghĩa vụ và trách nhiệm giữ gìn, phát huy những thành quả đạt được để tiếp tục xây dựng công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ, phồn thịnh./.
Theo Đài PT-TH và Báo Bình Phước Link:https://baobinhphuoc.com.vn/news/4/148203/cao-su-phu-rieng-tu-hao-45-nam-xay-dung-va-phat-trien
Chợ Gò Công xưa, nơi bà Tư Nói khởi nghiệp từ nghề bán trầu cau - Ảnh tư liệu
Nhưng các đại gia này đều chịu lép vế trước hai nữ hào phú được cho là chiếm vị trí giàu nhất nhì xứ Gò Công.
Từ cô bán trầu cau đến nữ đại gia
Đường Nguyễn Huệ, con phố ở trung tâm thị xã Gò Công, xưa trầm mặc an bình, nay buôn bán ồn ào náo nhiệt. Trên con đường này có một ngôi nhà cổ rất đẹp, kiến trúc cầu kỳ pha trộn phong cách Việt - Hoa - Pháp. Nhà có ba căn hai chái, nền cao ngang ngực người lớn, cẩn đá da quy (giống màu mai rùa), mái lợp ngói lưu ly tráng men vàng và men lục.
Tôi hỏi thăm nhà ai mà đẹp quá, mọi người cười xòa, nói: "Trời ơi, nhà bà Tư Nói mà cũng không biết". Bà Tư Nói, tên khai sinh Lâm Tố Liên, là người phụ nữ giỏi buôn bán để trở thành người giàu thứ nhì đất Gò Công trong những thập niên cuối thế kỷ 19.
Theo lời kể của những người lớn tuổi, nhà bà Tư Nói do một ông thầu khoán tên là ông Tư Bảy cất. Để có được ngói lưu ly lợp nhà, thầu khoán Tư Bảy phải đặt mua tận xứ gạch gốm Lái Thiêu. Ngói lưu ly là ngói móc, người ta hay gọi là ngói vảy cá hoặc vảy rồng được tráng men bóng lộn, cùng loại với ngói lợp miễu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang), khi nắng chiếu vào miếng ngói ánh lên những màu vàng, xanh lấp lánh.
Không ai biết cụ thể khi xây dựng xong ngôi nhà cực đẹp thời đó bà Tư Nói tốn bao nhiêu tiền. Nhưng điều làm mọi người kinh ngạc là sau khi cất nhà rất đẹp mà không hiểu sao bà Tư Nói lại không vào ở. Quanh năm suốt tháng, bà chỉ thích sống ở căn tiệm bán tơ lụa ngoài phố chợ Gò Công. Ngôi nhà nguy nga tráng lệ đẹp nhất nhì Gò Công lúc đó, bà Tư Nói dành cho gia đình em gái ruột cư trú. Anh Minh, cán bộ văn hóa thị xã Gò Công, cho biết sau năm 1975 nhà này được sử dụng làm trụ sở cơ quan và hiện là Nhà truyền thống thị xã.
Giai thoại xứ Gò Công kể bà Tư Nói xưa xuất thân bàn tay trắng, khởi nghiệp bán trầu cau tại góc chợ Gò Công. Mua bán trầu cau vài năm, bà Tư Nói dành dụm tiền mua được mẫu ruộng. Nhờ mua may bán đắt, lại có huê lợi mẫu ruộng, nên từ từ bà mua thêm nhiều ruộng. Trở thành điền chủ, bà bỏ nghề bán trầu cau, mở tiệm bán tơ lụa cao cấp.
Tiệm của bà bán đủ thứ lãnh: lãnh Bưởi ngoài Bắc, lãnh Nam Vang, lãnh Tân Châu (An Giang), lãnh Thượng Hải (lãnh trơn, lãnh bông). Ngoài ra, bà còn bán những hàng lụa sản xuất trong nước như lụa Hà Đông ở ngoài Bắc, lụa Duy Xuyên ở Quảng Nam, the La Cai, the và xuyến đất Diên Khánh, hàng cẩm ở Châu Đốc, lụa Tân Châu, cùng các loại cẩm nhung, cẩm vân, cẩm tự, cẩm trước, cẩm cuốn, cẩm quệt, cẩm kim...
Những câu chuyện truyền khẩu ở Gò Công kể rằng lúc qua tuổi 50, bà Tư Nói có lợi tức 400 mẫu ruộng tốt và mấy chục căn nhà phố ở chợ Gò Công, giàu thứ nhì xứ này, giàu hơn những ông bá hộ Gò Công lúc đó như: ông Phủ Huỳnh Đình Khiêm (Phủ Hàm) ở Đồng Sơn, ông Cai tổng kiêm Hội đồng Nguyễn Văn Hạc, ông Huyện Quái, ông Phủ Hải, ông Hội đồng Đinh Nhựt Chu...
Hằng năm vào mùa gặt lúa từ giữa tháng chạp tới giữa tháng giêng, mỗi ngày có hàng chục chiếc xe bò loại lớn của nông dân, tá điền chở lúa tới các lẫm lúa (vựa) của bà Tư Nói ...
Nhà bà Trần Thị Sanh, nay là di tích nhà cổ Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải - Ảnh: HÙNG ANH
Nhưng người phụ nữ giàu nhất xứ Gò Công là bà Trần Thị Sanh, tục gọi "bà Hầu", người làng Thuận Tắc. Dân gian Gò Công đến nay còn lưu truyền câu:"Gò Công bốn tổng đông giàu, mà riêng có một bà Hầu giàu to".
Bà Trần Thị Sanh (1820-1882) là người buôn bán ở chợ Gò Công, có rất nhiều ruộng đất, chồng là bá hộ Dương Tấn Bổn và con gái là Dương Thị Hương. Bà Sanh là con gái thứ sáu của bá hộ Trần Văn Đổ và bà Phạm Thị Phụng (1782-1875). Bà Phụng là em gái Quốc công đại thần Phạm Đăng Hưng, thân sinh của bà Phạm Thị Hằng (tức Thái hoàng thái hậu Từ Dụ, thân mẫu vua Tự Đức). Như vậy bà Sanh là em con cô cậu ruột với Đức bà Từ Dụ.
Năm 19 tuổi, bà Sanh được cha mẹ cho thành hôn với bá hộ Dương Tấn Bổn. Vợ chồng được hưởng của hồi môn từ hai gia đình, lại thuộc hàng "ngoại thích" của Hoàng gia nhà Nguyễn nên rất có thế lực. Sinh thời, gia đình bà Sanh chuyên kinh doanh buôn bán lúa gạo, khai khẩn ruộng đất, giao thương với các nước trong vùng, nổi tiếng giàu nhất xứ Gò Công.
Sự giàu có của bà Sanh lúc sinh thời như thế nào, đến nay không có ghi chép cụ thể. Nhưng theo những câu chuyện được lưu truyền, sau khi bà Hầu Sanh qua đời, ngày 8-2-1894 tại Gò Công, con gái bà là bà Dương Thị Hương có làm tờ tương phân, chia của cải cho các con bà Hương (là cháu ngoại bà Sanh).
Tờ phân chia tài sản ghi rõ: Huỳnh Thị Nữ (con gái lớn) gồm một tòa nhà và vật dụng ước giá 4.000 đồng, 29 căn phố ngói, mỗi căn giá 30 đồng, 237 mẫu ruộng, mỗi mẫu ước giá 30 đồng. Huỳnh Đình Hạo (trưởng nam): 15 căn phố ngói, mỗi căn ước giá 30 đồng, 138 mẫu ruộng, mỗi mẫu ước giá 30 đồng, vật dụng khác ước giá 80 đồng.
Huỳnh Đình Ngân (thứ nam): một tòa nhà và vật dụng ước giá 4.000 đồng, 15 căn phố ngói, ước giá mỗi căn 30 đồng, 241 mẫu ruộng, mỗi mẫu ước giá 30 đồng. Huỳnh Thị Ngửi (thứ nữ): 24 căn phố ngói, mỗi căn ước giá 30 đồng, 243 mẫu ruộng, mỗi mẫu ước giá 30 đồng, vật dụng khác ước giá 600 đồng. Huỳnh Thị Điệu (thứ nữ): một tòa nhà ước giá 4.000 đồng, 246 mẫu ruộng, ước giá mỗi mẫu 30 đồng.
Đơn vị tiền đồng trong tờ tương phân tài sản này là đồng bạc Đông Dương. Lúc đó, một đồng bạc Đông Dương có giá trị tương đương 500-600 đồng tiền Việt. Như vậy đủ thấy khối tài sản và sự giàu có của bà Sanh đều ăn đứt những hào phú khác.
Tháng 3-1874, chính bà Sanh viết đơn gửi Chánh Tham biện Hạt Gò Công, xin làm lại ngôi mộ cho anh hùng nghĩa quân Trương Định.
Nguyên văn tờ đơn của bà Sanh như sau: "Tân Hòa huyện, Hòa Lạc hạ tổng, Thuận Ngãi thôn. Trần Thị Sanh. Cúi đầu lạy quan lớn cho phép tôi làm cái mả lại cho ông Quản Định. Năm Kỷ Dậu (tức là năm 1859) tôi có làm vợ nhỏ ổng hai năm. Bây giờ vợ lớn ổng trốn biệt, con cái chết hết, mấy năm nay tôi cũng sợ phép Nhà nước không biết phải làm sao. Bây giờ tôi liều mình tới nói với ông, xin ông giúp cho tôi. Trần Thị Sanh. Điểm chỉ. Le 2 mars 1874".
Sau khi bà Sanh làm đơn, Chánh Tham biện Gò Công Esmile Pirech gửi văn bản lên cấp trên tại Sài Gòn và đơn của bà được chấp thuận.
Việc bà Sanh tự nhận làm "vợ nhỏ" của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định năm 1859 là chuyện "động trời" trong xã hội phong kiến, đặc biệt là đối với người có thế lực, danh gia vọng tộc, giàu có nổi tiếng như bà. Chưa rõ sự thật đúng như thế hay bà mến trọng bậc anh hùng mà tự nhận "vợ nhỏ" để được phép xây cất mồ mả cho ông?
Ngày nay, dấu tích còn lại của bà Hầu Sanh là ngôi dinh thự cổ giữa trung tâm thị xã Gò Công (nhà Đốc phủ sứ Nguyễn Văn Hải, cháu rể bà Hầu Sanh, đường Hai Bà Trưng, phường 1, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia) và một ngôi mộ rất lớn ở khu phố 2, phường 5 thị xã cổ kính này ...
_____________________________________
Kỳ tới: Quê hương hai hoàng hậu tài đức
Người dân Gò Công (Khổng tước nguyên) vẫn tự hào xứ này không chỉ giàu có, mà đặc biệt còn là nơi xuất thân hai bà hoàng hậu danh tiếng tài đức vẹn toàn của triều Nguyễn.