Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp
V/A + (으)시다: Động từ kính ngữ
– Kính ngữ hoá động từ, biến động từ thường thành động từ kính ngữ, thể hiện sự tôn trọng của người nói với ngôi thứ 2, ngôi thứ 3 (không dùng cho ngôi thứ 1) – Tương tự việc chuyển đổi từ động từ Ăn > Dùng bữa, Chết > Qua đời… – Động tính từ có phụ âm cuối chia với 으시다, động tính từ không có phụ âm chia với 시다
– Ngữ pháp diễn tả khoảng cách thời gian, từ mốc thời gian này đến mốc thời gian khác – 부터 là “từ”, 까지 là “đến”
+ 월요일부터 금요일까지 한국어를 공부해요 > Tôi học tiếng Hàn từ thứ 2 đến thứ 6 + 어제부터 오늘까지 시험공부를 열심히 해요 > Từ hôm qua đến hôm nay tôi học thi chăm chỉ
– Ngữ pháp diễn tả khoảng cách địa lý, từ nơi này đến nơi khác – 에서 là “từ”, 까지 là “đến”
Ví dụ: + 집에서 학교까지 버스를 타면15분 걸려요 > Nếu đi xe bus từ nhà tôi đến trường thì mất 15p + 학교에서 도서관까지 걸어요 > Tôi đi bộ từ trường đến thư viện
– Ngữ pháp này được dùng trong 2 ngữ cảnh – Được dịch là “Rồi” khi diễn tả 2 hành động xảy ra theo thứ tự thời gian trước và sau
Ví dụ: + 밥을 먹어서 뉴스를 들어요 > Tôi ăn cơm rồi tôi nghe tin tức + 일어나서 세수해요-> Tôi thức dậy rồi rửa mặt
– Được dịch là “Vì…nên…” để diễn tả nguyên nhân và kết quả, vế trước là nguyên nhân của vế sau
Ví dụ: + 비가 와서 학교에 못 가요> Vì trời mưa nên tôi không đi học được
Chú ý: Trước 아/어/여서 không chia quá khứ, và sau 아/어/여서 không chia cầu khiến, mệnh lệnh
– Ngữ pháp diễn hành động trong tương lai có sự tính toán, dự tính – Động tính từ có phụ âm cuối chia với 을 거예요, động tính từ không có phụ âm cuối chia với ㄹ 거예요 – Được dịch là “Sẽ”
+ 내년에 결혼할 거예요-> Năm sau tôi sẽ kết hôn + 이번 주말에 졸업장을 받을 거예요 > Cuối tuần này tôi sẽ nhận bằng tốt nghiệp
– Ngữ pháp diễn tả thể hiện hành động trong tương lai chưa có sự tính toán lâu dài nhưng có sự quyết tâm của người nói – Được dịch là “Sẽ”
+ 열심히 공부하겠습니다! -> Tôi sẽ học chăm chỉ + 내일 학교에 혼자 가겠다 > Ngày mai tôi sẽ đi đến trường 1 mình
– Đuôi câu thể hiện sự ngăn cản của người nói với người đối diện – Được dịch là “Đừng”
Ví dụ: + 지금12시예요. 텔레비전을 보지 말아요 > Bây giờlà 12h rồi. Đừng xem TV nữa + 이런거를 먹지 마세요 > Bạn đừng ăn thứ này nữa
– Ngữ pháp diễn tả việc mà chủ ngữ phải làm – Được dịch là “phải”
Ví dụ: + 한국어를 열심히 공부해야 돼요 > Tôi phải học tiếng Hàn chăm chỉ + 너 운동을 많이 해야 돼여 > Bạn phải tập TD nhiều vào
– Đuôi câu nghi vấn thể hiện sự mong muốn, đồng tình, xác nhận của người nói từ người đối diện – Được dịch là “Nhỉ?” , “Đúng không?”, “Chứ?”
Ví dụ: + 여기가 좋지요? -> Ở đây tốt thật nhỉ?
– Ngữ pháp diễn tả một hành động đang diễn ra ở hiện tại, là thì hiện tại tiếp diễn – Được dịch là “Đang”
Ví dụ: + 숙제를 하고 있어요-> Tôi đang làm bài tập + 란 씨는 음악을 듣고 있어요 > Lan đang nghe nhạc
– Ngữ pháp thể hiện sự mong muốn của người nói – Được dịch là “Muốn”
+ 그 옷을 사고 싶어요-> Tôi muốn mua cái áo đó + 이영화를 보고 싶어요 > Tôi muốn xem bộ phim này
– Ngữ pháp diễn tả khả năng không thể xảy ra của việc gì đó, dù người muốn có muốn làm – Được dịch là “Không được” – 못 đứng trước động từ, tuy nhiên, với động từ kết thúc bằng 하다, 못 đứng trước 하다
Ví dụ: + 비가 와서 학교에 못 가요-> Trời mưa nên tôi không đi học được + 밖에 너무 시끄러워서 집중 못 해요 > Vì bên ngoài ồn ào quá nên tôi không tập trung được
– Ngữ pháp này hoàn toàn tương tự 못 + V – Ngữ pháp này thường dùng trong văn viết, còn 못 + V thường dùng trong văn nói
Ví dụ: + 비가 와서 학교에 가지 못해요-> Trời mưa nên tôi không đi học được + 오늘 손이 아파서 피아노를 치지 못해요 > Hôm nay tôi bị đau tay nên tôi không chơi Piano được
– Ngữ pháp diễn tả điều kiện và kết quả của một sự việc nào đó – Được dịch là nếu…thì…
Ví dụ: + 돈이 많으면 집을 살 거예요-> Nếu có nhiều tiền tôi sẽ mua nhà + 이번 학기에 일등을 하면 장학금을 받을 수 있어요 > Nếu học kỳ này tôi đạt hạng 1 thì sẽ có thể nhận học bổng đó
– Ngữ pháp diễn tả dự định của người nói – Được dịch là “định”
Ví dụ: + 내일 병원에 가려고 해요 -> Ngày mai tôi định đi bệnh viện + 이따가 밥을 먹으러 거요 > Lát nữa tôi định đi ăn cơm
V + 아/어/여 주다: Làm việc gì đó CHO ai đó
– Đuôi câu thể hiện việc chủ ngữ làm việc gì cho ai đó – Được dịch là “…cho”
Ví dụ: + 수업이 끝나고 전화해 줘요-> Kết thúc giờ học thì gọi cho tôi nha + 돈을 빌려주세요 > Hãy cho tôi mượn tiền nhé
– Ngữ pháp này sử dụng trong 2 ngữ cảnh – Danh từ có phụ âm cuối chia với 으로, danh từ không có phụ âm cuối chia với 로 – Được dịch là “bằng”, “bởi” để diễn tả phương thức, phương cách làm việc gì đó – Được dịch là “đến” khi đứng sau danh từ nơi chốn để diễn tả hướng của hành động đến nơi nào đó
Ví dụ: + 인터넷으로 검색해요 > Tìm kiếm bằng Internet + 민수 씨는 밥을 젓가락으로 먹어요 > Minsu ăn cơm bằng đũa + 이버스가 서울 대학교로 가지요? Xe bus này đi đến trường ĐH Seoul đúng không?
– 에게/한테/께 đứng sau danh từ chỉ người, diễn tả đối tượng mà hành động hướng đến – Dịch là “đến”, “cho” – 에게 thường dùng trong văn viết, 한테 thường dùng trong văn nói, 께 dùng cho người có vai vế lớn (ông, bà, cha, mẹ, thầy cô…)
Ví dụ: + 저는 친구에게 문자를 보내요-> Tôi gửi thư cho bạn + 언니가 부모님께 전화해요-> Chị tôi gọi điện thoại cho ba mẹ
LỊCH KHAI GIẢNG CÁC LỚP KHAI GIẢNG VÀO THÁNG 12/2022
TOPIK I (level 2): Thứ 2 – 4 – 6
TOPIK II (Level 3,4): Thứ 2 – 4 – 6
Hotline(24/7) – VN +84 977 080 923 & 376 260 498
Địa Chỉ : BT01 – Lô 07 – Tân Tây Đô – Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Nơi chốn + vị trí + 에 있다/없다
– Ngữ pháp chỉ sự tồn tại – Được dịch là “ở” – Được dịch là “Có (있다)” hoặc “không có (없다)” gì đó – Các danh từ vị trí : 앞: Trước, 뒤: Sau, 위: Trên, 아래/밑: Dưới, 오른쪽: Bên phải, 왼쪽 : bên trái, 안: trong, 밖: ngoài, 가운데: giữa, 옆: bên cạnh, 근처 : gần
Ví dụ: + 책이 책상 위에 있어요> Quyển sách ở trên bàn + 우리 집이 병원 뒤에 있어요 > Nhà tôi ở sau công viên + 린 씨가 화 씨 오랜쪽에 있어요 > Linh ở bên phải Hoa
– Ngữ pháp nối giữa 2 động từ hoặc tính từ với nhau diễn tả vế sau bổ sung cho vế trước – Được dịch là “Và”
Ví dụ: + 책을 읽고 자요 > Tôi đọc sách và ngủ + 음식이 맛있고 조금 매워요 > Món ăn ngày ngon và hơi cay
– Ngữ pháp thì quá khứ – Được dịch là “đã” – Chia với động từ/tính từ
Ví du: + 학교에 갔어요> Tôi đã đi đến trường + 책을 읽었어요> Tôi đã đọc sách
– Đuôi câu cầu khiến, yêu cầu người nghe làm việc gì một cách lịch sự – Được dịch là “Hãy”
Ví dụ: + 열심히 공부하세요 > Hãy học hành chăm chỉ + 책을 많이 읽으세요 > Hãy đọc nhiều sách vào
– Đuôi cầu rủ rê một cách lịch sự, mong muốn người đối diện cùng làm việc gì đó – Được dịch là “…thôi”, “…nha”
Ví dụ: + 학교에 같이 갑시다 > Chúng ta cùng đi dến trường nha + 한국 음식을 먹읍시다 > Cùng ăn món Hàn nhé !
– 도 đứng sau danh từ – Ngữ pháp này được dịch là “Cũng” – 도 có thể thay thế cho các trợ từ 이/가, 은/는, 을/를
+ 저도 한국어를 공부해요-> Tôi cũng học tiếng Hàn + 케이크도 먹고, 커피도 마셔요 > Tôi cũng ăn bánh và cũng uống cà phê nữa + 월요에도 태권도를 배워요 > Vào thứ 2 tôi cũng học Taekwondo nữa
– 만 đứng sau danh từ – Ngữ pháp này được dịch là “Chỉ” – 만 có thể thay thế cho các trợ từ 이/가, 은/는, 을/를
Ví dụ: + 화 씨만 베트남 사람입니다 > Chỉ có Hoa là người VN + 오늘 빵만 먹어요 > Hôm nay tôi chỉ ăn bánh mì thôi
– 지만 đứng sau động từ/tính từ diễn tả sự đối lập giữa 2 vế – Ngữ pháp này được là “nhưng”
Ví dụ: + 한국어가 어렵지만 재미있어요-> Tiếng Hàn khó nhưng thú vị + 오늘 수업이 있지만 내일 수업이 없어요 > Hôm nay tôi có lớp học nhưng mày mai tôi không có
– Đuôi câu hỏi 을/ㄹ까요? diễn tả việc hỏi ý kiến người đối diện về việc gì đó hoặc rủ rê ai làm việc gì đó. – Ngữ pháp này được dịch là “Nha?”, “nhé?”, “không?”
+ 내일 영화를 볼까요? -> Ngày mai đi xem phim nha?
+ 이 옷은 예쁠까요? -> (Bạn thấy) cái áo này đẹp không?
– Đuôi câu 네요 diễn tả sự cảm thán của người nói về sự việc, sự vật nào đó
Ví dụ: + 오늘 날씨가 덥네요-> Hôm nay thời tiết nóng ghê
+ 오~ 눈이 오네요-> Ồ tuyết rơi rồi kìa