Thủ Tục Nhập Khẩu Dầu Nhờn

Thủ Tục Nhập Khẩu Dầu Nhờn

Dầu mỡ nhờn nhập khẩu cần tuân thủ các quy định về nhãn mác đối với hàng hóa nhập khẩu (Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức/cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ hàng hóa, các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa)

Ưu nhược điểm của dầu nhờn động cơ

Dầu nhờn động cơ hiện nay có 3 loại chủ yếu là: dầu gốc khoáng, dầu tổng hợp và dầu bán tổng hợp. Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau:

Đây là loại dầu nhớt cao cấp nhất hiện nay. Thành phần của chúng được tổng hợp 100% từ dầu gốc. Vì thế chúng được rất nhiều người sử dụng để dùng cho xe máy.

Dầu nhớt tổng hợp được ưa chuộng bởi rất nhiều ưu điểm:

Dầu nhớt tổng hợp và bán tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

Thành phần để tạo nên loại dầu nhớt này là dầu gốc bán tổng hợp. Thành phần này có sự pha trộn giữa dầu tổng hợp và dầu khoáng. Trong đó thành phần dầu gốc tổng hợp chiếm ít nhất 10% trong tổng khối lượng. Dầu nhớt bán tổng hợp có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng có mặt tại thị trường Việt Nam như: Castrol Power, Castrol Magnatec, Shell Advance Ax7, Motul 3100 Silver, BP Vistra Scooter,…

Dầu bán tổng hợp được pha trộn với dầu tổng hợp theo tỷ lệ khác nhau. Do đó chất lượng của sản phẩm cũng có sự khác nhau. Vì thế bạn cần phải cẩn thận khi lựa chọn sản phẩm phù hợp với động cơ của mình.

Đây là loại dầu được chế biến từ dầu thô. Trong đó dầu gốc khoáng là thành phần chủ yếu. Thành phần này chiếm từ 85% – 100% dầu nhớt thành phẩm. Chúng là yếu tố quyết định đến tính năng của dầu nhớt. Dầu thô là hỗn hợp các phân tử Hydro các-bon với kích thước, hình dạng và tính chất không đồng nhất.

Nhập khẩu dầu mỡ nhờn cần giấy phép gì?

Dầu mỡ nhờn thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ khoa học và Công nghệ, khi nhập khẩu thì cần kiểm tra lại xem loại dầu mỡ nhờn muốn nhập có nằm trong diện phải làm kiểm tra chất lượng và công bố hợp quy hay không.

→ Kiểm tra danh sách tại bài viết Sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu phải công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng

*Lưu ý đối với dầu nhờn động cơ đốt trong

– Theo quy định tại Thông tư 10/2018/TT-BKHCN, từ ngày 15/12/2018, sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong sản xuất, pha chế, nhập khẩu trên thị trường phải áp dụng các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN và SỬA ĐỔI 1:2018 QCVN 14:2018/BKHCN .( Điều này được quy định tại văn bản hợp nhất 07/VBHN-BKHCN)

– Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong nhập khẩu áp dụng chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra phân phối tại thị trường.

Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu mỡ nhờn

Nhập khẩu dầu mỡ nhờn cần giấy tờ gì? Nhập khẩu dầu mỡ nhờn cần thủ tục gì?

Đối với loại dầu mỡ nhờn không cần làm công bố hợp quy

Đối với loại dầu mỡ nhờn cần làm công bố hợp quy

Quy định về thuế nhập khẩu dầu nhờn động cơ và HS code

Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu nhiều loại dầu nhờn động cơ từ các nước như các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Malaysia, Đức, Mỹ,….Và đây là những mặt hàng phải chịu thuế nhập khẩu.

Dầu nhờn động cơ là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng VAT, thuế nhập khẩu. Theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 mặt hàng này còn phải đóng thuế bảo vệ môi trường tùy theo từng mã sản phẩm.

Thuế giá trị gia tăng được áp dụng cho mặt hàng dầu mỡ nhờn động cơ là 10%

Thuế nhập khẩu ưu đãi dao động từ 5- 30 %.

Thuế bảo vệ môi trường bạn có thể tham khảo trong bảng sau:

Các mặt hàng cần đóng thuế bảo vệ môi trường

Trường hợp mặt hàng dầu mỡ nhờn động cơ được nhập khẩu từ các quốc gia mà Việt Nam tham gia ký kết FTA thì doanh nghiệp nhập khẩu có thể được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt. Mức ưu đãi này cao hay thấp tùy thuộc vào từng mặt hàng và xuất xứ sản phẩm.

Mã HS và thuế khi nhập khẩu dầu mỡ nhờn năm 2024

Dầu mỡ nhờn có HS thuộc chương 27 : Nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất từ chúng; các chất chứa bi tum; các loại sáp khoáng chất, nhóm 2710, chi tiết như sau:

Khi nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, nhà nhập khẩu cần nộp các loại thuế sau:

– Mỡ bôi trơn vào vòng dầu và hộp số

– Mỡ bôi trơn cho giảm xóc xe máy

– Mỡ bôi trơn dùng để bôi trơn cho gia công

– Dầu nhớt lạnh, bôi trơn cho công nghiệp điện lạnh (máy lạnh, điều hoà..)

– Dầu máy/ nhớt làm mát máy nén khí trục vít – Dầu nhờn động cơ đốt trong (ô tô, xe máy, diesel)

– Dầu chân không, bôi trơn cho bơm chân không

– Dầu bôi trơn vòng bi, bu lông, đai ốc

– Dầu gia công cắt gọt kim loại

– Bình xịt chống rỉ sét và mài mòn

– Dầu chống rỉ sét, bôi trơn máy móc trong nhà máy

– Chế phẩm dầu bôi trơn có chứa dầu dùng kéo, cán dây đồng

– Dầu truyền nhiệt ( dầu bảo ôn, dầu gia nhiệt, dầu tải nhiệt, dầu dẫn nhiệt)

– Dầu/mỡ bảo trì bảo dưỡng – Dầu giảm xóc

– Chất Tẩy Rửa, Bôi Trơn, Chống Rỉ Sét

– Dầu cách điện tản nhiệt làm mát máy biến thế

Lưu ý: Mã HS và thuế kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Thuế nhập khẩu Dầu mỡ nhờn từ một số thị trường chính

Ký hiệu *: Hàng hóa nhập khẩu không được hưởng thuế suất ƯĐĐB tại thời điểm tương ứng

Trên đây liệt kê thuế nhập khẩu dầu mỡ nhờn từ một số thị trường chính, lưu ý: với các nước có FTA, hàng hóa chỉ có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với mức thuế kể trên nếu đáp ứng điều kiện theo yêu cầu của hiệp định. Nếu không đáp ứng điều kiện của hiệp định thì hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.

Mặt hàng dầu mỡ nhờn chịu thuế bảo vệ môi trường, như sau:

→ Để biết thêm quy định hiện hành về thuế bảo vệ môi trường, xem bài viết: Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng nhập khẩu

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dầu nhờn động cơ

Theo quy định hiện nay thì dầu mỡ nhờn động cơ không phải là hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Do đó các doanh nghiệp có thể nhập khẩu hàng hóa này bình thường. Tuy nhiên với doanh nghiệp có vốn tư nước ngoài FDI muốn nhập khẩu mặt hàng này thì phải xin giấy phép của Bộ Công Thương. Thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ phải làm công bố hợp quy và kiểm tra chất lượng. Quy định này dựa trên một số văn bản, thông tư đã được ban hành.

Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu dầu nhờn động cơ

Thông tư 10/2018/TT-BKHCN quy định, mặt hàng dầu nhờn động cơ phải được kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 14:2018/BKHCN. Như vậy mặt hàng dầu mỡ nhờn thuộc quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thông tư 06/2018/TT-BKHCN: Dầu nhờn động cơ nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy trước khi phân phối trên thị trường.

Thông tư số 34/2013/TT-BCT về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI. Theo đó, các doanh nghiệp này không được quyền nhập khẩu và phân phối mặt hàng dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn. Nếu muốn nhập khẩu cần phải có giấy phép của Bộ Công Thương. Ngoài ra doanh nghiệp FDI phải chịu trách nhiệm về chủng loại hàng hóa phù hợp.

Thông tư số 14/2015/TT-BKHĐT: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể mua sản phẩm dầu nhờn động cơ tại thị trường Việt Nam để phục vụ cho dự án đầu tư.

Thông tư 39/2018/TT-BTC: quy định hồ sơ hải quan nhập khẩu hàng hóa trong khoản 5 điều 1.

Các thông tư văn bản về nhập khẩu dầu nhờn động cơ

Trên đây là các căn cứ pháp lý quy định thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ.

Căn cứ Khoản 1, Điều 1 Thông tư 10/2018/TT-BKHCN: Sản phẩm dầu nhờn động cơ đốt trong phải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14:2018/BKHCN. Điều 3 quy định cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chịu trách nhiệm triển khai quy định này.

Như vậy, thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ bắt buộc phải làm chứng nhận hợp quy theo QCVN 14:2018/BKHCN. Đồng thời phải đăng ký kiểm tra chất lượng mới được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Dưới đây là các bước để nhập khẩu mặt hàng dầu nhờn động cơ về Việt Nam

Mẫu đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa – Thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ