Môi Trường Sống Của Con Người Bao Gồm Những Môi Trường Nào Dưới Đây

Môi Trường Sống Của Con Người Bao Gồm Những Môi Trường Nào Dưới Đây

Ảnh hưởng của thổ nhưỡng với cơ thể

Mục đích vệ sinh môi trường bệnh viện

Bệnh viện là môi trường tập trung nhiều vi khuẩn nguy hại, lây lan nhanh và tạo nên các nguồn bệnh dịch nguy hiểm cho người và môi trường. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần vệ sinh bệnh viện sạch sẽ nhằm:

Ngoài ra, vệ sinh môi trường còn phục vụ một số mục đích khác, chi tiết tham khảo tại: Vai trò của vệ sinh bệnh viện với bệnh nhân + bệnh viện + cộng đồng.

Vệ sinh môi trường bệnh viện là gì?

Để có thể hiểu hết về quy trình vệ sinh môi trường bệnh viện, trước hết, các bệnh viện cần nắm được bản chất của vệ sinh môi trường bệnh viện và mục đích của việc vệ sinh.

Những ai tham gia vệ sinh môi trường bệnh viện

Việc vệ sinh môi trường bệnh viện không phải là việc riêng của một cá nhân hay tổ chức nào. Thay vào đó, vệ sinh môi trường bệnh viện cần sự chung tay, góp sức của cả bệnh viện, người bệnh và người nhà bệnh nhân.

Đội ngũ bác sĩ, y tá của bệnh viện ngoài việc được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, còn được cung cấp các kiến thức về bảo vệ môi trường chung. Vì vậy, họ là những người có trách nhiệm đi đầu trong việc đảm bảo tốt nhất vấn đề vệ sinh môi trường bệnh viện.

Bác sĩ, y tá có thể tuyên truyền, nhắc nhở bệnh nhân của mình thực hiện đúng quy định vệ sinh môi trường bệnh viện. Ví dụ, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân biết cách phân loại và bỏ rác vào thùng theo loại rác.

Đến thời điểm hiện tại, các bệnh viện đều có đội ngũ nhân viên vệ sinh riêng. Yêu cầu đặt ra với nhân viên vệ sinh là cần phải nghiêm ngặt hơn trong việc vệ sinh, thường xuyên quan sát, xu dọn, tránh tình trạng rác tồn đọng, để lâu. Mỗi nhân viên cần chủ động trong công việc, thực hiện vệ sinh theo quy trình để đảm bảo không bỏ sót khu vực cần vệ sinh nào.

Tham khảo thêm: 6 bước trong quy trình làm vệ sinh bệnh viện

Thực tế, hằng ngày tại nhiều bệnh viện, có không ít bệnh nhân còn thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung của bệnh viện. Mọi người có tâm lý đến chữa bệnh, hưởng dịch vụ chăm sóc của bác sĩ, không cần phải có trách nhiệm giữ vệ sinh.

Bệnh nhân chưa biết cách phân loại rác, thường để tất cả các loại rác vào chung một thùng rác tiện nhất. Bên cạnh đó, thói quen xả rác bừa bãi cũng còn tồn tại ở một số ít cá nhân. Khu vực như giường bệnh, phòng bệnh vẫn còn tình trạng bừa bộn, ẩm thấp… bệnh nhân ít chủ động dọn dẹp.

Để đảm bảo vệ sinh bệnh viện, mỗi bệnh nhân cần có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung như bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại rác trước khi đem vứt vào thùng. Đồng thời, hãy bắt đầu bằng việc dọn dẹp giường bệnh, ga gối của cá nhân cho sạch sẽ, tránh ẩm mốc, ngăn chặn vi khuẩn cư trú.

Khi một người nằm viện điều trị, ít nhất cũng có một người nhà đi cùng. Điều này càng tạo áp lực trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường bệnh viện. Mặc dù, thùng rác được bố trí nhiều điểm, được tuyên truyền về giữ vệ sinh chung, nhưng người nhà bệnh nhân vẫn thiếu ý thức và mặc nhiên xả rác bừa bãi.

Vì một môi trường bệnh viện sạch, đẹp, an toàn, mỗi người nhà bệnh nhân nên học cách vứt rác đúng chỗ, thực hiện đúng quy định của bệnh viện và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của chung.

Hướng dẫn vệ sinh môi trường bệnh viện

Vệ sinh môi trường là quá trình đòi hỏi sự cẩn thận, chỉn chu đồng thời cũng cần đảm bảo tiến độ nhanh, đáp ứng yêu cầu của bệnh viện. Đầu tiên, cần xác định vệ sinh môi trường bệnh viện bao gồm vệ sinh những khu vực nào, sau đó có thể có phương pháp vệ sinh cụ thể.

Môi trường bề mặt được phân chia thành: môi trường có khả năng lây nhiễm cao, khu vực có khả năng lây nhiễm thấp và môi trường có khả năng lây nhiễm trung bình. Ở các khu vực này có tần suất làm sạch khác nhau, nhằm đảm bảo độ an toàn cho sức khỏe con người đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh.

Khi vệ sinh môi trường bề mặt, nhân viên sẽ thực hiện 2 công việc chính: vệ sinh dụng cụ/trang thiết bị y tế và vệ sinh bề mặt tiếp xúc thông thường. Khi thực hiện công tác vệ sinh, cần tìm hiểu kỹ càng quy trình thực hiện ở mỗi phòng ban, mỗi khu vực khác nhau nhằm đảm bảo hiệu quả công việc.

Đối với môi trường nước, có thể phân chia thành nước sử dụng trong các trang thiết bị máy móc và nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Khi vệ sinh môi trường nước ở các thiết bị máy móc, cần kiểm tra kỹ càng để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh cũng như tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Khi vệ sinh môi trường nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của các bệnh nhân, bác sĩ, y tá, các nhân viên cần chú ý đến chất lượng nước đầu vào cũng như đầu ra. Cần tuân thủ khử khuẩn nguồn nước theo quy định của Bộ Y tế, đảm bảo đúng tần suất từ đề nghị của nhà sản xuất.

Môi trường không khí bao quanh bệnh viện cũng cần được giữ gìn sự trong lành, thoáng đãng nhằm hỗ trợ công tác khám chữa và điều trị bệnh diễn ra tốt hơn. Đối với việc vệ sinh không khí, cần phải tránh để các loại hóa chất lan tỏa trong không khí. Khu vực chứa rác nên cần được làm sạch hoặc hạn chế tối đa việc mùi hôi, vi khuẩn phát tán ra không khí bằng việc sử dụng thùng rác có nắp.

Để biết chi tiết về hướng dẫn vệ sinh bệnh viện, các bạn có thể tham khảo Hướng dẫn vệ sinh môi trường bệnh viện – Theo cục khám chữa bệnh.

Vệ sinh môi trường bệnh viện không phải một công việc dễ dàng. Chính vì vậy, để nâng cao uy tín, hình ảnh và đặc biệt là chất lượng vệ sinh, các bệnh viện nên lựa chọn một công ty dịch vụ vệ sinh môi trường bệnh viện từ A – Z uy tín nhất.

Nếu quý bệnh viện đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh công nghiệp bệnh viện hay thắc mắc về hướng dẫn vệ sinh bệnh viện, hãy liên hệ với Pan Services Hà Nội để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé!

MT&XH - Sự sống của con người trên trái đất tốt hay không, môi trường chính là yếu tố quan trọng quyết định điều đó. Môi trường gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Mối quan hệ giữa con người – môi trường được xem là mối quan hệ biện chứng tự nhiên – xã hội trong sự phát triển bền vững ở nước ta. Đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và sự phát triển.

Môi trường luôn là vấn đề cấp bách và nóng hổi với toàn nhân loại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và tồn tại của con người. Vì nó bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội vô cùng cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn về môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng sống của con người. Để xử lý mối tương tác đó, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “giọng điệu chung” với môi trường. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Những cảnh báo khoa học đã giúp chỉ rõ mối liên hệ nhân quả giữa của con người với môi trường sinh thái, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó bắt đầu hình thành những tư tưởng cơ bản về phát triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại hoặc gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng sống của các thế hệ tương lai.

Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên. Như vậy có thể thấy con người và môi trường tự nhiên có môi quan hệ rất chặt chẽ và có sự liên kết bổ sung cho nhau. Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống cho mình từ môi trường tự nhiên. Còn môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người.

Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.

Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và  sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế  giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam có  khoảng 325 khu công nghiệp được thành lập. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 – 20% như Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như sông Thị Tính, Thị Vải); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 – 9 lần. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông Đồng Nai phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập lụt và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm họa về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp. Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng quyết liệt của người dân, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt đối những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Nhưng việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu. Do đó, để vừa được hưởng cuộc sống có chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn đề rất lớn và phức tạp, không chỉ giới hạn trong việc sử dụng những sản phẩm tiêu thụ mà còn liên quan rất nhiều đến cách cư xử của chính con người với thiên nhiên. Điều đó có thể nhận thấy qua việc chặt phá mở rộng diện tích đất rừng canh tác hoặc lấy đất để ở đang diễn ra một cách tự phát, không tuân theo quy định của pháp luật. Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, hạn hán, lũ lụt ngày một tăng cả về tầng suất và cường độ, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản không phải là chuyện hiếm. Những năm gần đây, chủ trương ngăn đê, đắp đập chủ động nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, làm thủy điện ở một số địa phương nước ta đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ngập lụt cục bộ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Trường hợp ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt ở miền Trung… đã cho thấy rõ điều đó.

Con người tác động vào môi trường  theo hướng tích cực và tiêu cực. Trong mối quan hệ tương tác, môi trường tự nhiên làm nền tảng cho cuộc sống của con người. Nếu con người biết giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ môi trường tự nhiên thì mối quan hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó.

Bầu không khí trong lành quanh ta ngày một bị tước đi cái chất trong lành vốn dĩ. Môi trường sống của chúng ta ngày một bị thu hẹp khi công nghiệp hóa phát triển trên diện rộng. Đây là một nghịch lý của đời sống hiện đại, mà tác nhân gây nên không gì khác, đó chính là… rác!

Có hàng chục, hàng trăm loại rác “vây quanh” đời sống hằng ngày của chúng ta. Nào là rác thải rắn, rác thải lỏng, rác thải khí… Trong số này, chỉ riêng rác thải sinh hoạt (là các loại chất thải, phế liệu sau khi sử dụng, thức ăn thừa…) thải ra môi trường bên ngoài, ủ thành những độc chất, tác động ngược lại cho đời sống con người. Rồi rác thải công nghiệp, rác thải điện tử, rác thải chăn nuôi, rác thải y tế… cũng là mối đe dọa trực tiếp thường ngày nếu không có sự quản lý, thu gom, xử lý…

Các nhà chuyên môn đã phân rác thành 3 loại: rác thải rắn, rác thải lỏng, rác thải khí; và cũng phân ra trong số này có: rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ. Trong đó, rác vô cơ là rác nguy hại nhất. Với loại rác này (gồm các loại bao bì, đồ nhựa, các loại túi nylon…) phải mất đến hàng trăm, hàng ngàn năm vẫn chưa phân hủy nên chỉ có cách tốt nhất là đem đi “hỏa thiêu” hoặc đem “chôn sống”!

Xin nhắc lại vụ việc làm dư luận dậy sóng mấy ngày qua của một công ty TNHH ở tỉnh Trà Vinh, đã mang hàng ngàn tấn rác thải đến tận tỉnh Bình Dương lén lút “chôn cất”. Sự vụ đã bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phát hiện. Điều đáng ngạc nhiên là bãi chôn lấp này rộng hàng chục ngàn mét vuông chứa đủ các loại rác - từ rác sinh hoạt cho đến rác độc hại đã chôn giấu từ nhiều năm nay. Do lượng rác quá lớn nên “nghĩa địa rác” quá tải, rác đã tràn xuống khu vực suối (Suối Thôn) ngay bên cạnh. “Nguồn nước chết chóc” từ con suối này chảy ra Sông Bé (Bình Dương) đã làm ô nhiễm cả một dòng sông…

Điều đáng nói ở “nghĩa địa rác” này ban đầu là gây ô nhiễm bằng chất thải rắn, nhưng sau đó biến thành… nước thải do rác “tự tràn xuống suối” biến thành chất độc hại khác còn độc hơn nhiều lần nguyên thủy theo nhìn nhận của ngành Y tế. Cơ quan chức năng nhận định: “Vụ chôn lấp chất thải trái phép quy mô lớn là vi phạm rất nghiêm trọng về pháp luật bảo vệ môi trường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự”!

Còn nhớ vụ gây ô nhiễm biển nghiêm trọng của nhà máy Formosa Hà Tĩnh hồi năm 2016. Vụ việc bắt đầu lộ ra từ hiện tượng cá chết trên vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh). Sau đó lan trên diện rộng, dọc ven các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Sự cố đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành Thủy sản, tiếp đến là hoạt động kinh doanh, dịch vụ, du lịch… Đời sống người dân thì lao đao. Nguyên nhân là do nhà máy xả ra môi trường nước thải chưa qua xử lý, có chứa độc tố. Hành vi vô ý (hoặc cố ý) đã để lại hậu quả phải mất nhiều tháng, nhiều năm mới “cân bằng” được cả về môi trường, cả về đời sống vật chất của người dân!

Nhân đây xin lưu ý, ở các vùng phát triển mạnh nghề nuôi tôm (nhất là tôm công nghiệp, trong đó có Bạc Liêu), đi liền với đó là các nhà máy chế biến thủy sản mọc lên, nếu không xử lý tốt nguồn nước sẽ gây hại cho môi trường (nhất là môi trường nước), gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của người dân trong vùng. Chỉ riêng việc nhà máy lén lút xả nước xuống kênh mương - người nuôi tôm lấy nước bẩn đó vào nuôi, con tôm trước sau gì cũng bị… “bức tử”! Cuộc sống người dân vì thế sẽ lận đận theo!

Nhắc lại những vụ gây ô nhiễm có tính điển hình này là muốn “nhắc nhớ”, đồng thời cũng để cảnh tỉnh sự vô ý thức (có cả cố ý) của một bộ phận người. Những vụ vừa nêu chỉ thiên về rác thải… nước (nước thải). Các loại rác khác cũng nguy hại không kém đến môi trường sống hằng ngày mà đôi khi chúng ta vô tình lướt qua, không để ý. Vô tình sống chung với độc hại mà không hề hay biết.

Môi trường sống là gì? Là nơi chúng ta đang sống, sinh hoạt, ăn uống, hít thở… để tồn tại. Vậy mà không khí hít thở đã “hòa cùng” tro bụi, khói nhà máy; nguồn nước thải thì ô nhiễm, độc hại (đặc biệt là nước thải từ các nhà máy hóa chất, nhà máy chế biến thủy sản…). Trên các cánh đồng, ruộng lúa thì thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, chai lọ vứt bừa bãi, vô tội vạ… khiến chất độc đã ngấm vào lòng đất, vào nguồn nước gây hậu quả khôn lường. Môi trường sống chính là không gian sống, cung cấp tài nguyên thiên nhiên và đồng thời cũng là nơi chứa đựng những rác thải mà con người tạo ra trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Trong thực tế môi trường sống đang ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính gây ra là do con người - con người hại con người, hại chính mình vì lợi ích trước mắt!

Một con số thống kế cho thấy, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tác động của quá trình đô thị hóa, lượng chất thải rắn có tốc độ tăng 10% mỗi năm. Ước tính mỗi ngày cả nước phát sinh khoảng hơn 60.000 tấn rác, nhưng chỉ khoảng 15% trong số này được thu gom, tái chế… Số còn lại bị chôn trong các bãi chôn lấp rác, thải ra nguồn nước hoặc đốt ngoài trời…

Câu hỏi đặt ra có tính cấp thiết là làm gì để bảo vệ môi trường - cụ thể là môi trường nước, không khí đang bị ô nhiễm ở mức báo động? Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là phải chung tay bảo vệ môi trường sống, cân bằng lại hệ sinh thái. Nói thì nghe to tát, nhưng chỉ cần chúng ta có ý thức và hành động thường xuyên, liên tục hằng ngày. Chẳng hạn như, tập cho mình thói quen không vứt rác bừa bãi, thói quen sử dụng những vật dụng làm từ vật liệu sạch, thân thiện với môi trường (thay cho đồ nhựa, túi nylon…). Chúng ta cần biết túi nylon phải mất hàng trăm, hàng ngàn năm mới phân hủy. Một khi không được phân hủy trong lòng đất thì túi nylon sẽ làm mất dần môi trường sống của sinh vật trong đất, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Trên đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất vì nó sẽ khiến chúng ta chết dần chết mòn nhưng ít ai nhận biết. Theo các nhà khoa học, nó chính là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh về ung thư và các bệnh liên quan đến não bộ của chúng ta nếu vô tình hít vào cơ thể hoặc sống chung với nó…

Bảo vệ môi trường sống cho dù chỉ là những việc làm đơn giản hằng ngày như: tiêu hủy rác thải, không xả rác ra môi trường, không sử dụng các vật dụng nhựa, túi nylon… là chúng ta đã góp phần làm cho cuộc sống trong lành, xanh - sạch - đẹp thêm lên.

Hãy là người “đối xử” khôn ngoan trước môi trường của cộng đồng và của chính mình!

Dân gian thường quan niệm năm giữa tam tai là hạn nặng nhất, gây ra nhiều biến động, bất ổn cho các phương diện cuộc sống. Còn khi hạn đã bước vào năm cuối cùng thì không còn tác động quá mạnh, nó là dấu hiệu cho một năm phục hồi sắp tới. Chính vì thế mà các tuổi tam tai năm 2024 sẽ chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, có tuổi không hề hấn gì, cũng có tuổi bị tác động nhẹ, cũng có tuổi vẫn bị xui xẻo đeo bám, phúc hay họa còn chưa rõ...

Theo quan niệm dân gian, tam tai là 3 năm liên tiếp gặp nhiều bất trắc, khó khăn trong cuộc sống, từ tiền tài, sức khỏe đến tinh thần. Trong đó "tam" là 3 năm, "tai" là tai họa. Một đời người cứ 12 năm sẽ gặp hạn tam tai một lần, 1 lần là 3 năm.

Khi gặp phải hạn tam tai, bạn sẽ khó tránh khỏi những điều không may, xui xẻo, việc cúng tam tai sẽ phần nào giúp bạn giảm nhẹ cũng như hóa giải những điều không may đó. Việc cúng tam tai chỉ giúp hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn hạn này.

Với mỗi con giáp, cứ 12 năm sẽ gặp một hạn tam tai, một lần là 3 năm, đây được xem như một vòng tuần hoàn khó tránh khỏi. Từ xưa, ông bà ta đã tính tam tai dựa trên các nhóm tuổi tam hợp với nhau (tam hợp hóa tam tai). Nghĩa là nhóm tuổi tam hợp này sẽ có cùng hạn tam tai. Cụ thể:

Tuổi Tý, Thìn, Thân: Sẽ có tam tai rơi vào 3 năm liên tiếp là Dần, Mão và Thìn

Tuổi Mão, Mùi, Hợi: 3 năm tam tai liên tiếp sẽ là Tỵ, Ngọ và Mùi

Tuổi Ngọ, Dần và Tuất: Có 3 năm tam tai là Thân, Dậu và Tuất

Tuổi Sửu, Tỵ, Dần: 3 năm tam tai liên tiếp là Tý, Sửu và Hợi

Có nhiều người cho rằng năm tuổi cũng là năm tam tai, tuy nhiên điều này là không đúng, có nhiều tuổi, năm tuổi không nằm trong năm tam tai, và có hạn trong các năm là khác nhau tùy vào tuổi, tử vi từng con giáp.

Con giáp nào hạn tam tai năm 2024?

Theo quan niệm dân gian, tam tai được hiểu là “3 loại tai họa” (gồm hỏa tai, thủy tai và phong tai). Với mỗi người, cứ 12 năm thì lại có 3 năm liên tiếp gặp họa này, như một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại.

Căn cứ vào cách tính hạn tam tai, 2024 là năm Giáp Thìn, các tuổi gặp hạn tam tai là Tý, Thìn và Thân. Cụ thể theo tuổi can chi và năm sinh như sau:

Các tuổi Tý: Mậu Tý (1948), Canh Tý (1960), Nhâm Tý (1972), Giáp Tý (1984), Bính Tý (1996), Mậu Tý (2008)…

Các tuổi Thìn: Nhâm Thìn (1952), Giáp Thìn (1964), Bính Thìn (1976), Mậu Thìn (1988), Canh Thìn (2000), Nhâm Thìn (2012)…

Các tuổi Thân: Bính Thân (1956), Mậu Thân (1968), Canh Thân (1980), Nhâm Thân (1992), Giáp Thân (2004)…

Tác động của hạn tam tai 2024 lên tuổi Tý

Tử vi tuổi Tý 2024 nhận định, bước sang năm cuối cùng của hạn tam tai, lại được Tam Hợp cục nâng đỡ nền tảng, vận hạn đã bị chiết giảm phần nào. Theo đó mà công việc làm ăn khởi sắc hơn, tài lộc cũng thêm phần thịnh vượng, quan trọng bản thân bạn nỗ lực được bao nhiêu mà thôi.

Đâu đó vẫn còn một vài trở ngại, khó khăn mang tính khách quan chung, bằng sự linh hoạt và nhạy bén thời cuộc, thêm chút khéo léo trong tài ngoại giao, người tuổi Chuột sẽ dễ dàng vượt qua tất cả để chinh phục mục tiêu đã đề ra trong năm Giáp Thìn.

Về công việc làm ăn: Có sự thay đổi, cải tiến rõ rệt, có cơ hội mở rộng làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, quá trình thực hiện va vấp không ít trở ngại, phải thật bình tĩnh và tỉnh táo để vượt qua.

Về tiền bạc: Có dấu hiệu gia tăng do gặt hái một vài thành quả tốt trong công việc làm ăn, buôn bán. Tuy nhiên, vẫn còn hao tài nhiều, tránh xung đột, tranh chấp mà tiêu tán tiền của.

Về tình duyên, gia đạo: Hầu như không bị ảnh hưởng bởi hạn tam tai, gia đạo hài hòa, vợ chồng yên vui. Người độc thân cũng có một vài trải nghiệm tình yêu tốt đẹp.

Về sức khỏe: Giảm sút khá mạnh, bệnh tật đau yếu liên miên, có thể tốn kém không ít tiền của để trị bệnh. Ngoài ra, đi đứng thận trọng, đề phòng tai nạn, va vấp.

Tác động tam tai 2024 lên tuổi Thìn

Không chỉ trong năm cuối hạn tam tai, người tuổi Thìn còn đối mặt với cục diện Xung Thái Tuế trong năm 2024, nên điềm báo về một năm nhiều khó khăn, vất vả và xáo trộn cuộc sống. Khó khăn chồng chất, thách thức không ngừng xuất hiện ở nửa đầu năm, nhưng càng về nửa cuối năm vận trình càng có xu hướng ổn định, may ra có thể “đảo chiều”.

Về công việc làm ăn: Bị tác động về nhiều mặt, tiến độ bị chững lại, khó quay vòng vốn, khởi nghiệp hay đầu tư đều gặp khó khăn. Năm gặp hạn tam tai không nên mở rộng quy mô làm ăn, cũng tránh kết thúc hạng mục quan trọng kẻo lợi bất cập hại.

Về tiền bạc: Có dấu hiệu sa sút, thậm chí hao tán mạnh. Kinh doanh, buôn bán gặp khó khăn, đầu tư có thể rơi vào cảnh tay trắng nếu chỉ nghe theo đám đông mà không chịu tự tìm tòi.

Về tình duyên, gia đạo: Tâm lý bất ổn, tính cách nắng mưa thất thường khiến các mối quan hệ tình cảm trục trặc, gia đạo cũng bớt phần hài hòa. Người độc thân vẫn còn dang dở, bẽ bàng, gặp người người không ở lại.

Về sức khỏe: Dấu hiệu giảm sút trông thấy, đau ốm nghiêm trọng, thuốc men tốn kém. Bản mệnh không được chủ quan với bất kỳ vấn đề nào, dù là nhỏ nhất, nên đi khám càng sớm càng tốt.

Tác động tam tai 2024 lên tuổi Thân

Bước vào năm cuối hạn tam tai, hung khí bị chiết giảm khá mạnh, hầu như không tác động đáng kể tới vận trình năm 2024 của người tuổi Thân, có chăng chỉ là một vài trở ngại hoặc bất lợi ngắn hạn, bằng sự tỉnh táo và lanh lợi, đương số dễ dàng vượt qua và thu về thành quả tương xứng.

Về công việc làm ăn: Mưu sự lớn nhỏ đều đạt kết quả khả quan, cơ hội mở rộng làm ăn, thăng tiến trong công việc ngay trước mắt. Khó khăn chỉ mang tính chất tạm thời, chọn cách đối đầu trực diện để nhanh “về đích” hơn.

Về tiền bạc: Có tín hiệu gia tăng mạnh, lương thưởng đều tăng, làm ăn buôn bán được lộc, thậm chí còn có cơ hội trúng thưởng lớn. Tác động của tam tai chủ yếu thể hiện ở dấu hiệu hao tài, tiền kiếm được tiêu cũng lắm, nên cảnh tỉnh bản thân tránh lãng phí là được.

Về tình duyên, gia đạo: Một năm vượng đào hoa, cát duyên tới lui dập dìu, rất có lợi cho người độc thân. Các cặp vợ chồng khá hòa thuận, ít mâu thuẫn hay xung đột xảy ra, có thể đón tin mừng về con cái.

Về sức khỏe: Duy trì sức khỏe ổn định, ít đau ốm, bệnh tật. Tuy nhiên, đôi khi vì áp lực tinh thần mà khiến cơ thể suy nhược, cần giữ tâm thế ổn định, học cách chia sẻ để giải tỏa tinh thần.

Kiêng kỵ cho các tuổi tam tai 2024

Ngoài tác động từng phương diện cuộc sống, hạn tam tai còn có thể gây thêm một số bất lợi chung cho các tuổi phạm phải. Theo quan niệm dân gian, trong năm gặp hạn này, các tuổi tam tai năm 2024 gồm Tý, Thìn và Thân nên kiêng kỵ những điều dưới đây để tránh gặp phải xui xẻo.

Kiêng kỵ kết thúc việc lớn kẻo khó đạt được kết quả như ý muốn.

Kiêng kỵ đứng tên ra tiến hành các nghi lễ quan trọng như động thổ, nhập trạch, xây dựng nhà cửa.

Kiêng kỵ hùn hạp làm ăn lớn hay đầu tư mạo hiểm.

Kiêng kỵ việc cưới hỏi hoặc đi đường sông nước.

Cách cúng giải hạn tam tai 2024

Trước tiên phải xác định ngày và hướng cúng tam tai năm 2024. Dân gian tương truyền, có mỗi vị Thần tương ứng với mỗi hạn tam tai trong 1 năm, và ứng vào 1 ngày nhất định hàng tháng, theo 1 hướng cố định.

Theo đó, trong năm Giáp Thìn 2024, có vị thần Thiên Kiếp ngự tương ứng ngày 13 âm lịch hàng tháng và hướng Đông Nam. Đây chính là ngày và hướng cúng Tam Tai 2024.

Mỗi địa phương có tập tục cúng tam tai khác nhau, nhưng về cơ bản, lễ vật chuẩn bị cho lễ cúng này thường gồm có: Bài vị theo mẫu của năm Giáp Thìn (in trên bìa giấy đỏ, chữ màu đen, hoặc có thể nhờ thầy viết). Bài vị này dán trên một chiếc que, cắm vào ly gạo, mặt có chữ để đối diện với người đứng cúng, đặt ở giữa hay phía trong cùng bàn lễ.

1 bộ tam sên gồm có: miếng thịt luộc, con tôm luộc (hoặc tôm khô), trứng vịt luộc. Cúng lúc chiều tối (18h – 19h), cúng tại trước sân (hay ngã ba đường thì tốt hơn).

3 nén hương, 3 ly rượu nhỏ, 3 đèn cầy nhỏ, 3 điếu thuốc, 3 miếng trầu cau, 3 xấp giấy tiền vàng bạc, 1 đĩa quả tươi, 1 bình hoa, 1 đĩa gạo muối, 2 bộ đồ thế (nam hoặc nữ).

1 gói lễ gồm: ít tóc rối hoặc chút tóc, chút móng tay, móng chân của người mắc hạn tam tai, gói lại với ít bạc lẻ.

Bình hoa tươi để bên phải, đĩa quả tươi bên trái, phía trước là lư hương, kế tiếp là 3 cây đèn, rồi đến 3 ly rượu (ly trà), trong nữa là bài vị (cắm vào ly gạo, bề mặt có chữ quay về phía người cúng).

Người cúng sắp đặt bàn sao cho mặt mình nhìn về hướng Đông Nam, tức bài vị ở phía Đông Nam, người cúng đứng ở phía Tây Bắc. Kế tiếp là một mâm sắp bộ tam sên ở giữa, trầu cau, gạo muối, thuốc hút, giấy tiền vàng bạc để xung quanh.

Bài văn khấn giải hạn tam tai năm 2024

Hôm nay là ngày 13 tháng …. , năm Giáp Thìn.

Nay con thành tâm thiết bày phẩm vật, cầu xin “MÔNG LONG ĐẠI TƯỚNG THIÊN CỔ TAM TAI HỎA ÁCH THẦN QUAN” phù hộ độ trì cho con và toàn thể gia đình được bình an mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, phiền não đoạn diệt, nghiệp chướng tiêu trừ, thường hoạch kiết tường, vĩnh ly khổ ách.

Thứ nguyện: Âm siêu dương thới, hải yến hà thanh, pháp giới chúng sanh, tề thành Phật Đạo. Phục duy cẩn cáo!”

Sau đó vái 3 lần, lạy 12 lạy (tựa lời cầu nguyện cho 12 tháng bình yên). Rồi chờ đến tàn hết nhang đèn, âm thầm lặng thinh, không nói chuyện với bất cứ ai.

Tiếp đó đem gói nhỏ (tóc, móng tay, móng chân, tiền lẻ) ra ngã ba đường mà bỏ, không nên ngoái lại xem. Hoặc có thể đốt chung gói nhỏ đó với 3 xấp giấy tiền, vừa đốt vừa van vái cho tiêu trừ hết tai nạn. Gạo muối vãi ra đường, chỉ mang bàn và đồ dùng (mâm, ly, tách...) về nhà.

Hóa giải hạn tam tai 2024 bằng phong thủy

Ngoài việc tiến hành nghi thức cúng giải hạn tam tai, các tuổi tam tai năm 2024 có thể vận dụng một số phương pháp phong thủy để làm giảm tác động của hạn này, thúc đẩy thêm cát khí, giúp năm Giáp Thìn thêm hanh thông, may mắn.

- Thỉnh vật phẩm phong thủy có Phật độ mệnh

Người tuổi Tý:Phật độ mệnh tuổi Tý là Quan Âm Bồ Tát. Tuổi này có thể thỉnh vật phẩm phong thủy có hình Quan Âm nghìn mắt nghìn tay. Ngài sẽ giúp tuổi Tý vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc sống, có đủ ý chí và niềm tin để chiến thắng mọi bệnh tật, tai ương.

Người tuổi Thìn: Phật độ mệnh tuổi Thìn là Phổ Hiền Bồ Tát. Theo đó nên thỉnh các vật phẩm phong thủy có hình Ngài để được độ trì, sớm hoàn thành ước nguyện, cầu được ước thấy và nâng cao quyền uy cho người làm lãnh đạo.

Người tuổi Thân: Phật độ mệnh tuổi Thân là Đại Nhật Như Lai. Vì thế, đương số nên mang vật phẩm phong thủy có hình Ngài bên mình. Ngài là biểu tượng của ánh sáng và trí tuệ, giúp bạn luôn giữ được tinh thần minh mẫn, trừ yêu tránh tà, cảm nhận được tinh hoa vạn vật, hấp thu linh khí đất trời, vững vàng tiến lên phía trước, cuộc đời xán lạn, hạnh phúc.

Ngoài thỉnh vật phẩm phong thủy có hình Phật bản mệnh, các tuổi tam tai năm 2024 cũng có thể lựa chọn vật phẩm khác phù hợp và thấy thích thú. Tuy nhiên cần lưu ý, vật phẩm phong thủy muốn có tác dụng, cần lựa chọn loại làm từ chất liệu tự nhiên, thỉnh theo ngày, tháng, năm và giờ sinh của người bị hạn, sao cho phù hợp, mới có thể hóa giải cũng như giảm trừ tai họa.

Bên cạnh đó, việc mua hoặc sử dụng vật phẩm phong thủy cần phải có niềm tin, cần có thời gian và quan trọng là chính bản thân người bị hạn phải có quá trình tu sửa, để hoàn thiện bản thân mình.

- Hạn chế sát sinh, làm nhiều việc thiện

Một trong những cách giúp tạo phước báu lâu bền là hạn chế sát sinh và chăm chỉ làm việc thiện. Các tuổi Tý, Thìn và Thân nên hạn chế giết mổ động vật, thường xuyên phóng sinh, hiếu thảo hơn với cha mẹ, giúp đỡ mọi người xung quanh, quyên góp tiền bạc, làm công quả ở chùa... Như vậy sẽ được hưởng âm phước vô lượng, có thể giúp hóa hung thành cát, mang tới nhiều may mắn.

- Suy nghĩ và hành động tích cực

Cuộc sống sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực khi bản thân bạn suy nghĩ và hành động tích cực. Xét cho cùng, tam tai là gì không quá quan trọng, biết nó như một điều gì đó bất lợi để luôn nhắc nhở bản thân duy trì lối sống lành mạnh, suy nghĩ và hành động tích cực, hướng thiện thì ắt sẽ được trời giúp đỡ giải vây khi gặp nguy nan.

Lưu ý quan trọng: Trong giáo lý nhà Phật không có cách cúng giải hạn tam tai. Đây là tín ngưỡng dân gian được lưu truyền đến nay. Vì vậy, tùy vào tập tục từng vùng và điều kiện kinh tế mà tiến hành nghi lễ này khác nhau, không cần quá tốn kém hay cầu kỳ, miễn có sự tin tưởng và xuất phát từ sự chân thành là được.