CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM)
Khi nào doanh nghiệp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Trên thực tế, có rất nhiều lý do để doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với người lao động. Tuy nhiên, để không trái luật, tránh tranh chấp xảy ra, doanh nghiệp chỉ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành đầy đủ công việc theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị trong thời gian quy định (12 tháng liên tục với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc 06 tháng liên tục với người làm việc theo hợp đồng từ 12 - 36 tháng…) nhưng khả năng lao động vẫn chưa thể hồi phục.
- Buộc phải cắt giảm lao động do xảy ra thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động dù đã hết sức khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng.
- Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Người lao động tự ý bỏ việc trong 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng.
- Người lao động không trung thực trong việc cung cấp thông tin cá nhân khi ký hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
(Căn cứ: Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019)
Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo đúng quy định.
Hiện pháp luật lao động chưa quy định cụ thể mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động như thế nào mà do phía công ty tự soạn thảo.
Bạn đọc có thể tham khảo mẫu sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Về việc chấm dứt hợp đồng lao động
Kính gửi: Ông/bà ........................................................
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019;
Căn cứ Hợp đồng lao động số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà: ..........................................
Chức vụ: .................................................................................................
2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
3. Lý do: ...................................................................................................
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Trên đây là Mẫu Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất và những thông tin quan trọng liên quan. Các doanh nghiệp cần lưu ý cũng như người lao động nên biết để đảm bảo quyền lợi cho mình.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------------------
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2024
- Căn cứ vào Bộ Luật Lao Động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019 - Căn cứ vào Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động. - Căn vào Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 hướng dẫn một số nội dung tại Bộ luật Lao động.
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (Số: 06/2024/HĐLĐ-KTTU)
Mã số thuế: 0110329220 Địa chỉ: Lô B11, số 9A, ngõ 181 Xuân Thuỷ, P. Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, Hà Nội. Đại diện bởi: Ông: Hoàng Trung Thật Chức vụ: Giám đốc
Sinh ngày: 14/05/1986 Giới tính: Nam Số CCCD: 035186006051 Cấp ngày: 07/06/2021. Nơi cấp: Cục cảnh sát QLHC về TTXH Nơi đăng ký HKTT: 229 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Q. Đống Đa, TP Hà Nội Chỗ ở hiện nay: 229 Tây Sơn, P. Ngã Tư Sở, Q. Đống Đa, TP Hà Nội
+ Lập kế hoạch khai thác, tìm kiếm khách hàng. + Sử dụng các kênh thương mại điện tử, mạng xã hội như: facebook, ticktock; youtube…. để quảng cáo, xây dựng thương hiệu công ty, giới thiệu, tìm kiếm khách hàng mới. + Lập các Website, fanpage… Viết các bài viết và tương tác với người dùng tạo thương hiệu, niềm tin và tìm kiếm khách hàng. + Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty.
Tại trụ sở của công ty: Lô B11, số 9A, ngõ 181 Xuân Thuỷ, P. Dịch Vọng Hậu, Q Cầu Giấy, Hà Nội.
Trong đó có thỏa thuận nội dung thử việc như sau:
- Thời gian thử việc: 1 tháng, từ ngày 01/07/2024 đến hết 31/07/2024. + Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động này. Khi chấm dứt hợp đồng lao động, các bên lập văn bản chấm dứt hợp đồng và bàn giao công việc. + Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Trong ngày: 8h/ngày – Sáng từ 7h30 đến 11h30, Chiều từ 1h30 đến 17h30 - Trong tuần: 6 ngày/tuần: từ thứ 2 đến thứ 7
- Hàng tuần: được nghỉ ngày chủ nhật - Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng: Theo quy định của Luật lao động.
Trong đó: Thời gian thử việc được hưởng mức lương = 85% x Mức lương chính
+ Ăn trưa: 900.000 đồng/tháng + Điện thoại: 500.000 đồng/tháng + Xăng xe: 300.000 đồng/tháng
Thời gian thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phía người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động trước:
- Ít nhất 45 ngày với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Ít nhất 30 ngày với người làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 - 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng và người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị mà chưa hồi phục khả năng lao động; hợp đồng lao động theo mùa vụ, thời vụ.
Trường hợp nào doanh nghiệp phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo Điều 45 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, doanh nghiệp cần phải thông báo chấm dứt hợp đồng lao động tới người lao động khi:
- Người lao động đã hoàn thành công việc được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
- 02 bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
- Người lao động bị cho thôi việc trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
- Doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản…
- Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài bị hết hiệu lực.
- Người lao động thử việc không đạt yêu cầu công việc theo hợp đồng lao động.
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
Theo Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động cần phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
Trong 14 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, 02 bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản liên quan giữa các bên. Trường hợp đặc biệt cũng không được quá 30 ngày làm việc.
Trường hợp doanh nghiệp bị giải thế, phá sản thì lương, trợ cấp thôi việc, các loại bảo hiểm và quyền lợi khác với người lao động cần phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Sau khi hoàn tất thủ tục, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các loại giấy tờ khác mà trước đây người sử dụng lao động từng giữ lại của người lao động.
Khi nào doanh nghiệp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phải báo trước?
Theo quy định của khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước trong 02 trường hợp sau:
Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời gian 15 ngày kể từ khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng do:
Phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dưỡng, cai nghiện…
Được bổ nhiệm làm quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…
Theo đó, hết thời gian tạm hoãn hợp đồng, người lao động phải quay trở lại làm việc trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết tạm hoãn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.