Ngày 9/12, phát biểu tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024), Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng chí Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cho biết, kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, tác động lớn đến việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và giai đoạn 2020 - 2025.
Singapore hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguyên liệu phần lớn nhập từ nước ngoài.
Sự chuyển mình của nền kinh tế Singapore theo năm tháng
Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.
Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Sáng ngày 06/4/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện ủy Di Linh tổ chức Hội nghị lần thứ 15 (Hội nghị mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2023.
Quý I vừa qua, huyện Di Linh đã đạt nhiều kết quả trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, tổng diện tích gieo trồng đạt 1.789,6 ha, tăng 1,1% so với cùng kỳ; diện tích cây lâu năm là 57.391,2 ha, trong đó cây cà phê chiếm 45.636,5 ha, tăng 1,5% so cùng kỳ. Các biện pháp chống hạn cho cây trồng mùa khô 2022-2023 được đảm bảo. Triển khai thực hiện tốt các giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng mùa khô. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ tiếp tục ổn định và tăng trưởng khá; giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) tháng 3 được trên 71 tỷ đồng, tăng 6,9%.
Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2023 là 391,144 tỷ đồng, thực hiện giải ngân 3 tháng đầu năm được 85,5 tỷ đồng, đạt 21,8% kế hoạch. Thu ngân sách huyện quản lý 3 tháng được 77,6 tỷ đồng, đạt 19% dự toán năm, bằng 56,3% so cùng kỳ 2022. Tiếp tục triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường. Chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo, chương trình phát triển vùng đồng bào DTTS được tập trung thực hiện.
Các lĩnh vực văn hoá - xã hội được đảm bảo, công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh. Công tác xây dựng Đảng – xây dựng hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến. Các vấn đề an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự xã hội được đảm bảo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị cũng đã chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong quý I, đó là: nông nghiệp phát triển chậm so với yêu cầu; một số công trình, dự án, kế hoạch phát triển quỹ đất triển khai chưa đảm bảo tiến độ; còn phát sinh những sai phạm trên lĩnh vực lâm nghiệp, tài nguyên, môi trường; công tác giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực đất đai còn nhiều hồ sơ trễ hạn; việc huy động cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia Chương trình “Ngày thứ Bảy vì nông thôn mới, đô thị văn minh” có lúc, có nơi chưa đảm bảo yêu cầu; kết quả triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên ở một số đơn vị còn hạn chế; công tác kết nạp đảng viên mới chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Trên cơ sở những vấn đề còn tồn tại, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 15 đã đề ra phương hướng, những nhiệm vụ trọng tâm Quý II năm 2023 và các giải pháp cụ thể để tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng tập trung cho ý kiến vào các dự thảo Kế hoạch của Huyện ủy thực hiện Chương trình hành động số 51-CTr/TU, ngày 10/3/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 09/11/2022 của ban Chấp hành Trung ương về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” trên địa bàn huyện Di Linh; Chương trình hành động số 52-CTr/TU ngày 10/3/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 17/11/2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới”; Chương trình hành động số 53-CTr/TU ngày 10/03/2023 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn huyện Di Linh.
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền; sự chủ động, linh hoạt của các doanh nghiệp, năm 2023, nhiều chỉ tiêu kinh tế quan trọng của tỉnh Hưng Yên đều đạt và vượt so với kế hoạch.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư tỉnh Hưng Yên, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 của tỉnh Hưng Yên đều đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra: GRDP ước tăng 10,05% (bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng trưởng 9,91%) vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 9%), đưa tỉnh Hưng Yên vươn lên xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về cơ cấu kinh tế, theo lãnh đạo tỉnh Hưng Yên: Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 7,08%, trong đó xây dựng tăng 14,86%; giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ tăng 15,23%; nông nghiệp thủy sản tăng 2,45%. Công nghiệp, xây dựng chiếm 61,7%; Thương mại, dịch vụ chiếm 31,3%; nông nghiệp, thủy sản chiếm 7%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội vượt kế hoạch đề ra đạt 68.793 tăng 24,71 so với năm 2022 và cơ cấu lại nguồn thu theo hướng tăng tỷ trọng từ sản xuất, kinh doanh vững chắc hơn.
Hưng Yên phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2037. Ảnh: ST
Năng suất lao động ước đạt 209 triệu đồng/lao động, tăng 6,21%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ ước gấp đôi so với kế hoạch đạt 109.501 tỷ đồng, tăng 74,19% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán giao, bằng 63,8% so với thực hiện năm 2022. Trong đó: Thu nội địa đạt 29.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, sổ số đạt 21.196 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 3.600 tỷ đồng.
Đến nay, tỉnh Hưng Yên đã có 17 Khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích hơn 4,3 nghìn héc-ta được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam. Toàn tỉnh hiện có 11 KCN đã và đang được triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật trên diện tích hơn 2,8 nghìn héc-ta.
Đặc biệt, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt mức lớn nhất từ trước tới nay (trên 1 tỷ USD) nhờ cải cách hành chính, môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có bước tiến vượt bậc. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hệ thống giao thông, hạ tầng công nghiệp, đô thị được đầu tư đồng bộ với nhiều công trình, dự án quy mô lớn, mang tính động lực.
Với các thành tựu nêu trên, năm 2023 tỉnh Hưng Yên thu ngân sách đạt 33.100 tỷ đồng, đạt 144% so với dự toán giao, bằng 63,8% so với thực hiện năm 2022, trong đó: Thu nội địa 29.500 tỷ đồng, thu nội địa không tính tiền sử dụng đất, thu thuế xuất nhập khẩu 3.600 tỷ đồng.
Về các nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên nhấn mạnh, Hưng Yên sẽ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; rà soát, xây dựng, cập nhật, điều chỉnh các quy hoạch ngành, địa phương có liên quan phù hợp với quy hoạch tỉnh với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về hạ tầng công nghiệp cho các dự án mới.
Đặc biệt là các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại; bảo đảm đồng bộ các quy hoạch, xây dựng hạ tầng trong và ngoài khu, cụm công nghiệp, sử dụng đất đai có hiệu quả; đào tạo và tuyển dụng lao động; bảo đảm an ninh, trật tự... góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung, quy mô lớn, bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tỉnh cũng tập trung xây dựng, ban hành, thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội, huy động nguồn lực thực hiện các quy hoạch được duyệt; ban hành kế hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn 2021- 2025; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2024; phấn đấu hoàn thành giải ngân 100% kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội; phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ cấu lại và phát triển ngành nông nghiệp nhanh, bền vững, hiệu quả cao gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững, thực chất, năm 2024 phấn đấu giá trị sản xuất đạt 245 triệu đồng trên 1 ha đất trồng trọt, mặt nước nuôi trồng thủy sản.