Trong xã hội Nhật Bản, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, do vậy, khi thiết kế chương trình phát triển cộng đồng, Chính phủ luôn chú trọng đến vai trò của người phụ nữ. Hiện nay ở Nhật Bản có khoảng 25.000 tổ chức phụ nữ hoạt động trong các lĩnh vực xã hội khác nhau có liên hệ chặt chẽ với Liên đoàn các tổ chức phụ nữ Nhật Bản. Vì vậy, sự tham gia của phụ nữ vào công tác BVMT mang đến sự thay đổi quan trọng trong việc thực hiện các quy định về BVMT trong cộng đồng và mỗi gia đình.
Có khung pháp lý chặt chẽ, chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường
Có được tư duy chiến lược trong bảo vệ môi trường đã giúp chính phủ Nhật Bản xây dựng được khung pháp lý chặt chẽ và các bộ tiêu chuẩn về môi trường từ việc kiểm soát ô nhiễm, quy định về kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, không khí, quy định về việc xử lý rác thải. Đặc biệt coi trọng chính sách giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, khuyến khích các doanh nghiệp và các tổ chức nỗ lực ngăn chặn, kiểm soát ô nhiễm môi trường. Chính phủ có chính sách trợ giá, hỗ trợ với những phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Xây dựng thói quen tự giác bảo vệ môi trường từ bé
Người Nhật ra đường thấy rác sẽ tự động nhặt và đút vào thùng rác phân loại. Trẻ con ăn quà vặt không vứt rác lung tung. Mỗi người tự giác chịu trách nhiệm về rác của chính mình và có ý thức bảo vệ cộng đồng. Những điều này đã được giáo dục cho trẻ em Nhật Bản từ rất nhỏ với những hoạt động như quét dọn hay tái chế rác, sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.
Căn cứ pháp lý: Điều 148 Luật bảo vệ môi trường 2014
Phí bảo vệ môi trường là khoản phí mà tổ chức, cá nhân phải trả do hoạt động của họ hoặc sản phẩm họ dùng có ảnh hưởng bất lợi cho môi trường, làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường. Nhà nước sẽ dùng khoản phí này vào việc bảo vệ, cải thiện môi trường.
Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở:
- Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;
- Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
- Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Với đặc thù là một không gian liên thông, được chi phối bởi các hoàn lưu biển, ô nhiễm biển đã trở thành vấn đề của toàn thế giới. Điều này đã làm hư hại đến sức khỏe và hoạt động sống của con người và sinh vật.
Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nước biển bị thay đổi tính chất do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới các chỉ số sinh hóa của nước biển và gây hại tới sức khỏe con người cũng như các sinh vật sống trên biển. Việc nguồn nước biển bị ô nhiễm sẽ khiến cho các loài sinh vật sống dưới biển có nguy cơ tuyệt chủng. Bên cạnh đó, cảnh quan, hệ sinh thái của biển cũng gặp phải nhiều tác động tiêu cực và ảnh hưởng nặng nề.
Nước chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất, gồm nhiều nguồn như: sông, hồ, ao, suối nhưng lớn nhất vẫn là biển và đại dương. Nước biển mang đến rất nhiều lợi ích và đóng vai trò quan trọng đối với đời sống con người, cụ thể như: Cung cấp lượng hơi nước vô tận cho tầng khí quyển để tạo ra mây và mưa; Giúp duy trì môi trường sống lý tưởng cho lượng lớn các loài động, thực vật; Cung cấp tài nguyên khoáng sản, hải sản phong phú cho con người; Mở ra tiềm năng phát triển du lịch cho một số nơi;....Tuy nhiên, nước biển hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng và dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
Vùng nước biển nói riêng và đại dương nói chung có đặc điểm là chứa lượng lớn các muối (trong đó NaCl chiếm phần lớn khoảng 77,8%), khí oxi, nito, cacbonic,...và các chất hữu cơ có nguồn gốc từ động, thực vật. Tuy nhiên khi bị ô nhiễm, tính chất tự nhiên của nước biển sẽ bị xâm nhập bởi các thành phần lạ và thay đổi theo hướng tiêu cực, dẫn đến những hậu quả như: Suy giảm sự đa dạng sinh học trong môi trường biển; Gây xói mòn các bờ biển; Thiệt hại kinh tế,....Để ngăn chặn và làm giảm thiểu những hậu quả này, hiện nay nhiều giải pháp bảo vệ môi trường biển đã được đề xuất.
Rác thải chính là tài nguyên cần tận dụng tái chế
Người Việt mang rác ra đường vứt và dĩ nhiên chẳng mấy khi nghĩ tới chuyện phân loại chúng còn người Nhật coi rác là nguồn tài nguyên vì vậy họ tiến hành phân loại rác rất chặt chẽ. Họ phân loại rác thành 4 loại hữ cơ, vô cơ, chất thải rắn, rác tái chế với những thùng rác riêng. Các thùng rác ở Nhật cũng được áp dụng công nghệ để hỗ trợ cảnh báo người dân khi thùng đã đầy.
Người Nhật tiết kiệm cái đó ai cũng biết và chính vì thói quen đó mà lượng rác thải của họ cũng ít hơn mức trung bình của thế giới khá nhiều. Khi đến Nhật bạn có thể nghe thấy từ “Mottainai – lãng phí” một cách thường xuyên. “Đừng lãng phí còn dùng được đấy” “Lãng phí vẫn còn ăn được đấy”.
Hoàn thiện hệ thống Pháp luật bảo vệ môi trường biển
Nhà nước ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành và hoàn thiện Bộ luật Môi trường. Cụ thể: Đưa ra những văn bản chi tiết, rõ ràng trong việc hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, tránh tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm; Xử phạt thật nặng các trường hợp vi phạm; Xây dựng hệ thống quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm để đưa ra giải pháp xử lý thích đáng;….Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, địa phương trong quá trình xử lý và thực hiện những biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường biển.
2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng
Môi trường biển đang dần bị ô nhiễm trầm trọng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng phần lớn vẫn là do những tác động đến từ con người, chẳng hạn như: xả rác bừa bãi, xả thẳng chất thải ra môi trường mà không qua xử lý,....Vậy nên, giải pháp đầu tiên để bảo vệ sự trong sạch của môi trường biển là tích cực tuyên truyền và nâng cao ý thức của cá nhân, cộng đồng thông qua các việc làm cụ thể như sau:
- Tuyên truyền các cá nhân, tổ chức xả rác đúng nơi quy định, không vứt bừa bãi xuống các vùng nước sông, hồ, ao, biển.
- Các doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn và thực hiện một cách đồng bộ.
- Tổ chức thu gom rác thải ở các vùng nước biển.
- Hạn chế việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên từ biển một cách bừa bãi.
3. Thúc đẩy tăng cường quản lý tổng hợp đới bờ (ICM):
Đới bờ được hiểu là vùng nước chuyển tiếp giữa lục địa và biển (bao gồm vùng đất ven biển và vùng nước biển ven bờ). Khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế vì sở hữu nhiều tiềm năng. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà đới bờ dễ bị xói mòn, ngập lụt và ô nhiễm bởi việc khai thác, sử dụng bừa bãi vùng đất, nguồn nước. Khi đới bờ bị ô nhiễm, chúng sẽ nhanh chóng làm ảnh hưởng đến vùng nước biển trên diện rộng. Vậy nên, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác quản lý tổng hợp đới bờ, đặc biệt là chú trọng đến việc tính toán các lợi ích ngắn hạn, dài hạn khi sử dụng đới bờ để phát triển kinh tế. Đây là một trong những thách thức mang tính lâu dài. Kể từ khi ra đời đến nay, quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau. Tại Mĩ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mĩ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Tại một số quốc gia khác, đến nay, nhiều chương trình lớn về quản lý đới bờ được xây dựng và triển khai để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan khác nhau như đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, du lịch, đa dạng sinh học và mực nước biển dâng cao.
4. Xây dựng các khu bảo tồn biển
Xây dựng các khu bảo tồn biển được coi là phương thức hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường sinh thái biển. Tuy nhiên, cùng với việc xây dựng các khu bảo tồn thì chúng ta cần phải thực hiện tốt công cuộc bảo vệ sự đa dạng sinh học và giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển từ đất liền. Vậy nên, việc chúng ta cần làm chính là:
- Ngăn chặn sự ô nhiễm và suy thoái ở các lưu vực sông, các cụm công nghiệp ven biển. Với thực trạng ô nhiễm môi trường biển như hiện nay, nước thải và chất thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm rất đáng chú ý đến. Do đó, cần xây dựng những hệ thống xử lý chất thải, nước thải để đảm bảo nước thải được xử lý trước khi xả ra môi trường biển.
- Chú trọng công tác phòng ngừa và kiểm soát đối với các hoạt động: Phát triển du lịch; Thăm dò, khai thác khoáng sản, thủy sản; Vận chuyển dầu khí trên biển.
- Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác là một trong những phương pháp để bảo vệ môi trường biển khá hiệu quả do đó chúng ta cần có những hoạt động tuần tra và tiến kiểm soát các hoạt động đánh bắt, khai thác trên biển phải thật tốt.
5. Đề xuất và thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm biển
Bên cạnh với việc đề xuất các giải pháp bảo vệ thì việc khắc phục, cải tạo và làm giảm thiểu ô nhiễm vùng biển cũng rất quan trọng. Nếu chỉ chú trọng vào công tác bảo vệ mà không tính đến chuyện khắc phục các vùng nước biển đang bị ô nhiễm thì tình trạng này sẽ càng trở nên trầm trọng và khó giải quyết về lâu về dài. Và để có thể kịp thời xử lý và cải thiện các vùng biển đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, chúng ta cần phải tiến hành quan trắc định kỳ và ghi chép các số liệu cụ thể để đánh giá hiện trạng cũng như xu hướng diễn biến của chất lượng môi trường biển./.
THƯ NGỎ Kính gửi Quý khách hàng, Lời đầu tiên, Quỹ Bảo vệ môi trường Thành phố Hồ Chí Minh xin gửi lời chào trân trọng đến Quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các khách hàng cá nhân. Quỹ Bảo vệ môi trường TP.HCM là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Sở Tài nguyên ...