Acc Công Ty

Acc Công Ty

Tại ACC, chúng tôi chú trọng đến các chương trình đào tạo phát triển hữu ích, thiết thực nhằm thúc đẩy sự trao dồi kiến thức chuyên môn cho từng cá nhân cũng như toàn thể đội ngũ nhân viên và các cấp quản lý. Với không gian làm việc hiện đại, môi trường thân thiện cùng các phúc lợi hấp dẫn, chúng tôi đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên được trang bị đầy đủ phương tiện làm việc cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình nhằm đạt được kết quả công việc tốt nhất trong một môi trường làm việc lành mạnh, cân đối cho từng thành viên.

Đăng ký tạm trú và những thuật ngữ liên quan bằng tiếng anh

Đăng ký tạm trú tiếng anh là Declaration of Temporary Residence

Thẻ tạm trú tiếng anh là Temporary Residence Card

Thẻ thường trú tiếng anh là Permanent Residence Card

Cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh là Immigration Authority

Đăng ký tạm trú trực tiếp tại Công an cấp xã

Căn cứ Điều 5 Luật Cư trú, thủ tục đăng ký tạm trú được thực hiện như sau:

Bước 1: Người đăng ký tạm đến cơ quan đăng ký cư trú là Công an cấp xã nơi mình dự kiến tạm trú.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì cơ quan Công an sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định riêng của từng địa phương.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú.

Trường hợp từ chối đăng ký thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Mỗi lần đăng ký tạm trú có thời hạn tối đa là 02 năm. Trong 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.

Căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu:

Căn cứ tính thuế là: số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%);

Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa

– Số lượng hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu được xác định theo tờ khai hàng xuất khẩu nhập khẩu

– Giá tính thuế được quy định như sau :

+ Đối với hàng xuất khẩu giá tính thuế là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất không bao gồm chi phí vận tải(quốc tế) và phí bảo hiểm theo hợp đồng bán hàng phù hợp với các chứng từ khác có liên quan đến việc bán hàng (Giá FOB)

+ Đối với hàng nhập khẩu giá tính thuế là giá mua của khách hàng tại cửa khẩu nhập bao gồm cả chi phí vận tải và phí bảo hiểm theo hợp đồng (giá CIF)

+ Trường hợp không xác định giá theo hợp đồng, hoặc giá trong hợp đồng quá thấp so với giá mua, bán thực tế tối thiểu tại cửa khẩu, hoặc hàng hóa xuất, nhập khẩu không theo phương thức mua bán thì giá tính thuế là giá mua, bán tối thiểu tai cửa khẩu

Theo Luật thuế xuất khẩu,thuế nhập khẩu 2005, thuế suất được thiết kế riêng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu. Thuế suất đối với hàng xuất khẩu chỉ có một biểu thuế suất thông thường. Đối với hàng nhập khẩu, thuế suất bao gồm 3 loại thuế : Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế ưu đãi đặc biệt.

+ Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước có thỏa thuận về đối xử Tối Huệ Quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.

+ Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối nước không có thỏa thuận về đối xử Tối Huệ Quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường luôn luôn cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi từng mặt hàng tương ứng.

(Qui chế tối huệ quốc (MFN-Most favoured nation) tức là quy chế đối xử bình đẳng với các nước khác, đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO: mỗi thành viên phải đối xử với các thành viên khác trong tổ chức một cách công bằng, như những đối tác thương mại “ưu tiên nhất”. Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một số ưu đãi thì nước đó phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các thành viên còn lại)

Theo Điều 11(Biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa) Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 quy định :

“ Ngoài việc chịu thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này, hàng hóa nhập khẩu còn phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế sau đây:

1. Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam;

2. Thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

3. Thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;

4. Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.”

Công văn 400/CT-TTHT hướng dẫn việc giảm thuế GTGT ngành bảo dưỡng ô tô

Căn cứ khoản 1 Điều 1 của Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định về hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT: “1. Giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này. c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng 5% theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng và không được giảm thuế giá trị gia tăng.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp đơn vị có hoạt động kinh doanh là: bảo dưỡng xe Ô tô, có thay thế: phụ tùng xe Ô tô; hoạt động gò hàn, sơn xe Ô tô thì: 02 hoạt động này là dịch vụ sửa chữa xe, không thuộc dịch vụ chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt được chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ CP nên thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT từ 01/2/2022 đến 31/12/2022. Riêng dịch vụ bảo dưỡng xe có thay dầu nhớt, mặt hàng “dầu nhớt” thuộc mã hàng cấp 6: 192002 (Nhiên liệu dầu và xăng; dầu mỡ bôi trơn) của Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, nên mặt hàng dầu nhớt thuộc diện không được giảm thuế GTGT.